Giảm đƣờng trong máu, trong nƣớc giải, giảm mỡ,

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 113 - 115)

- Dinh dưỡng: sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp Khi nấm hƣơng có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn

6.Giảm đƣờng trong máu, trong nƣớc giải, giảm mỡ,

làm giãn động mạch, tăng lƣợng máu tuần hoàn, chữa các bệnh về mỡ trong máu, co thắt tim...

Linh chi còn có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh nhƣ: tràn máu mỡ, tim, cao huyết áp, huyết áp thấp, biến chứng sau khi tràn dịch não, viêm phế quản mãn, đau thắt cơ tim, đau dạ dày, ăn kém, giảm bạch cầu, tim đập mạnh (nhịp tim cao), chân tay lạnh, đổ mồ hôi, tiền liệt tuyến, táo bón, bệnh trĩ, nghẽn mạch máu, đi ra máu....

* Cách dùng:

- Cho Linh chi vào ấm sắc kỹ khoảng 5 phút sau rồi uống, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối, có thể sắc 2-3 lần khi nào thấy nƣớc hết đắng thì thôi. Hoặc sắc đặc lại rồi pha loãng cho vừa uống, hoặc ngâm rƣợu khoảng 20 ngày là có thể uống.

- Sắc 30-50g để uống trị các bệnh: thần kinh suy nhƣợc, đau thắt tim.

- Sắc 100-200g để uống trị các bệnh: viêm gan mãn, cao huyết áp.

- Ngâm 100g vào 2.500ml rƣợu và ngâm trong 2 tuần rồi uống, mỗi lần uống 15cc trị bệnh dạ dày.

- Linh chi với Sơn dƣợc tỉ lệ 1 : 2. Tiến hành sắc lấy nƣớc uống trị bệnh tiểu đƣờng.

- Linh chi + Hồng kỳ tỉ lệ 1 : 1,2. Tiến hành hầm với chân bò (hoặc trâu) chữa bệnh máu trắng.

2. Đặc tính sinh học

2.1. Hình dạng và màu sắc

- Nấm linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối diện với mũ nấm).

- Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính lên có hình trụ đƣờng kính từ 0,5-3 cm.

- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.

- Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần và có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh → vàng nghệ → vàng nâu → vàng cam → đỏ nâu → nâu tím nhẵn bóng nhƣ láng vecni. Mũ nấm thƣờng có đƣờng kính từ 2-15 cm, dày 0,8-1,2 cm có loài Linh chi đƣờng kính lớn tới trên 100 cm phần đính cuống thƣờng gồ lên hoặc hơi lõm. Khi nấm đến tuổi trƣởng thành phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.

2.2. Điều kiện sinh thái

* Nhiệt độ thích hợp:

a. Giai đoạn nuôi sợi: từ 20-30o C. b. Giai đoạn quả thể: từ 22-28o

* Độ ẩm:

a. Độ ẩm cơ chất: 60-62% b. Độ ẩm không khí: 80-95%.

* Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt.

* Ánh sáng:

a. Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng

b. Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc đƣợc). Cƣờng độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.

* pH: Linh chi thích nghi trong môi trƣờng trung tính đến axit yếu (pH từ 5,5 - 7).

* Dinh dưỡng: sử dụng trực tiếp nguồn xenlulô.

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 113 - 115)