Quy trình kỹ thuật nuôi trồng

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 123 - 127)

- Dinh dưỡng: sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp Khi nấm hƣơng có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn

2.Quy trình kỹ thuật nuôi trồng

- Nấm Trân châu có thể trồng đƣợc quanh năm. Tuy nhiên ở các tỉnh phía Bắc thƣờng trồng 2 vụ/năm. Vụ xuân bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3; vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10 dƣơng lịch.

- Công nghệ nuôi trồng: công thức phối trộn nguyên liệu và các phụ gia:

45% bông phế loại. 45% mùn cƣa.

9% cám gạo + cám ngô. 1% bột nhẹ (CaCO3).

Mùn cƣa các loại gỗ mềm, gỗ đặc chủng (bồ đề, cao su...) tạo ẩm tƣơng tự nhƣ trồng mộc nhĩ. Bông phế loại tạo ẩm tƣơng tự nhƣ trồng nấm sò. Trộn đều nguyên liệu chính với các phụ gia nói trên. Cho hỗn hợp nguyên liệu vào túi nilon kích thƣớc 18  30cm, trọng lƣợng trung bình 0,7 kg/ túi. Nút bông cổ túi và bọc nút nhựa để tránh thấm nƣớc, chuyển bịch vào lò thanh trùng ở nhiệt độ 100o

C trong thời gian 10-15 giờ. Có thể thanh trùng ở nhiệt độ 120oC trong thời gian 3 giờ. Sử dụng giống trên cơ chất hạt hoặc cơ chất hỗn hợp để cấy vào túi đã khử trùng. Một chai giống có trọng lƣợng 350g, cấy đƣợc 40- 45 túi.

Các túi cơ chất đã cấy giống xong chuyển vào nhà ƣơm sạch sẽ, thoáng mát, ở nhiệt độ 25oC, nhà không cần ánh sáng mạnh, sau 35 ngày sợi phát triển ăn kín đáy túi là đƣợc.

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi cần phải tháo bỏ cổ nút, cào lớp giống trên mặt túi bỏ đi, nhiệt độ trong nhà thích hợp nhất 20-25oC, điều chỉnh ánh sáng mạnh hơn (trong nhà đọc sách đƣợc). Khoảng 10 ngày sau, quả thể bắt đầu hình thành trên bề mặt túi. Khi xuất hiện quả thể

bắt đầu tiến hành tƣới nƣớc dạng phun sƣơng mù. Chú ý không đƣợc tƣới quá nhiều nƣớc trong một lần tƣới hoặc tƣới hạt nƣớc lớn sẽ đọng nƣớc trên mặt túi và thấm xuống đáy gây nên hiện tƣợng thừa ẩm, Nấm rất dễ bị chết. Một ngày trung bình tƣới khoảng 4-5 lần. Vài ngày sau nấm đủ lớn có đƣờng kính mũ 2-4cm, cuống dài 6-10cm là hái đƣợc. Hái nấm xong cắt sạch phần gốc, cho vào túi nilon trọng lƣợng 0,5 kg/túi, buộc miệng túi vừa chặt sao cho không khí trong túi có thể trao đổi đƣợc với bên ngoài. Nấm tƣơi bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-6oC đƣợc 3- 4 ngày vẫn đảm bảo chất lƣợng tốt. Khi xào, nấu nên chần nấm qua nƣớc sôi từ 1-2 phút, ngâm nấm trong nƣớc lạnh để nấm rắn chắc, ăn giòn hơn.

Trƣờng hợp không tiêu thụ tƣơi có thể đem phơi sấy nấm thật khô (từ lúc hái tƣơi đến khi phơi sấy khô thời gian không quá 20 giờ).

Sau khi hái hết đợt đầu xong, ngừng tƣới 3-4 ngày, vệ sinh bề mặt túi nấm sạch sẽ, sang ngày thứ 5 tiếp tục tƣới nhẹ, khoảng 10 ngày sau nấm sẽ ra tiếp đợt 2. Quá trình chăm sóc, thu há đợt 3, đợt 4 tƣơng tự nhƣ trên. Năng suất trung bình 1.000 kg nguyên liệu nuôi trồng, cho thu hoạch 350-400 kg nấm tƣơi. Tỉ lệ 8-10 kg nấm tƣơi đƣợc 1 kg nấm khô.

Nấm Trân châu là một loại nấm có hƣơng vị thơm, ngon, ăn giòn hợp với khẩu vị của con ngƣời. Hàm lƣợng Protein chiếm trên 32% chất khô, rất giàu các axit amin, vitamin, các khoáng chất, vì vậy loại nấm này bắt đầu đƣợc phổ biến để nuôi trồng rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới. Năm 2002 trở lại đây các cán bộ khoa học của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp đã nghiên cứu thành công việc tạo giống, kỹ thuật nuôi trồng và triển khai ra sản xuất ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.

Trong tƣơng lai không xa thì nấm Trân châu sẽ là một trong những loại nấm có vị thế lớn trong các loài nấm ăn hiện có.

Phần V

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 123 - 127)