Phòng trị bệnh tim mạch

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 135 - 136)

- Dinh dưỡng: sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp Khi nấm hƣơng có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn

7.4.Phòng trị bệnh tim mạch

7. Giá trị dƣợc liệu của nấm ăn và nấm dƣợc liệu

7.4.Phòng trị bệnh tim mạch

(1) Điều tiết chức năng của tim

Chất khô lên men của nấm vòng mật ứng dụng trên lâm sàng có thể trị chứng chóng mặt, nhức đầu. Mộc nhĩ trắng và nấm vòng mật hỗn hợp chế thành viên có hiệu quả điều trị bệnh đau nhói, đau thắt tim. Linh chi và nấm hƣơng có tác dụng giảm hàm lƣợng mỡ và cholesterol trong máu rõ rệt; tác dụng của linh chi đối với tim mạch đã đƣợc các nhà khoa học khẳng định, làm tăng sức tâm thu, sức đẩy máu đi và giảm mức tiêu hao ôxy trong cơ thể. Phục linh và mộc nhĩ cũng có tác dụng tốt đối với cơ bắp của cơ tim và ức chế huyết tiểu bản tích tụ, có lợi cho việc hạn chế xơ cứng động mạch.

(2) Tác dụng làm giảm hàm lượng mỡ trong máu

Năm 1989, Thân Kiến Hó báo cáo: chất đa đƣờng của mộc nhĩ trắng có thể làm giảm lƣợng mỡ trong máu, nhƣ glycerial - 3 lipid, B-lipoprotein một cách rõ rệt. Theo Tôn Bồi Long (1997), chất purine chiết xuất từ nấm hƣơng có tác dụng hạ hàm lƣợng mỡ trong máu rất mạnh, so với thuốc hạ mỡ trong máu thông thƣờng nhƣ antonin thì mạnh gấp 10 lần. Năm 1967, nhiều nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, thƣờng dùng liều 9 g nấm hƣơng khô giảm đƣợc hàm lƣợng cholesterol trong máu; nấm hƣơng chính là thức ăn phòng chống xơ cứng động mạch. Mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng làm giảm hàm lƣợng mỡ trong máu.

(3) Tác dụng hạ huyết áp

Ngƣời Nhật Bản chiết xuất từ nấm rễ dài (Collybia radicata) lên men ra chất nấm rễ dài có tác dụng hạ huyết áp. Một số nấm ăn khác có tác dụng hạ huyết áp nhƣ: linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim vàng, mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ lông, v.v.

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 135 - 136)