Đặc điểm hình thá

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 58 - 63)

IV. CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT TƢ KHÁC 1 Khuôn gỗ trồng nấm rơm

g) Chế biến, bảo quản nấm:

1.1. Đặc điểm hình thá

a) Bao gốc (volva): Có đặc điểm dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trƣởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chƣa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tuỳ thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc giữ chức năng:

- Chống tia tử ngoại của mặt trời. - Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng.

- Giữ nƣớc và ngăn sự thoát hơi nƣớc của các cơ quan bên trong.

Do đóng vai trò bảo vệ, nên thành phần dinh dƣỡng của bao gốc rất ít.

b) Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và dòn. Nhƣng khi già xơ cứng lại và khó bẻ gãy. Vai trò của cuống nấm là:

- Đƣa mũ nấm lên cao để phát triển bào tử đi xa. - Vận chuyển chất dinh dƣỡng để cung cấp cho mũ nấm. Khi bào tử chín thì vai trò vận chuyển dinh dƣỡng không còn nữa.

c) Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhƣng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dƣới có nhiều phiến. Xếp theo dạng tia kiểu vòng tròn đồng tâm. Mỗi phiến có khoảng 2.500.000 bào tử. Mũ nấm cũng là hệ sợi tơ đan chéo vào nhau, rất giàu chất dinh dƣỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản.

d) Chu kỳ sống: Chu kỳ sống của nấm rơm bắt đầu từ đảm bào tử (basidiospore). Đảm bào tử có hình trứng, bên ngoài có bao bởi lớp vỏ dày. Lúc còn non có màu trắng, sau chuyển sang màu nâu bóng. Khi chín đƣợc tẩm thêm cetin có màu hồng thịt. Vì vậy khi nấm già, dƣới mũ nấm ta thấy các phiến có màu hồng thịt. Phía đầu của đảm bào tử có một lỗ nhỏ, là nơi để ống mầm chui ra. Bên trong chứa nguyên sinh chất, nhân và một số giọt dầu. Đảm bào tử chỉ chứa có một nửa số nhiễm sắc thể (n) so với các tế bào khác của cái nấm (2n).

Đảm bảo tử khi nảy mầm tạo ra tơ sơ cấp có tế bào chứa n nhiễm sắc thể (haploide). Các sợi tơ sơ cấp có thể tự kết hợp với nhau để tạo thành các sợi tơ thứ cấp với tế bo có 2n nhiễm sắc thể (diploide).

Hình 10a. Chu trình sống của nấm rơm

(theo S.T.Chang v C.K.Yan, 1971)

Tơ thứ cấp tăng trƣởng dẫn đến tạo thành quả thể. Tơ thứ cấp có thể tạo thành bì bào tử (chlamydospore) (còn gọi là hậu bào tử hoặc bào tử vách dầy).

Bì bào tử là bào tử sinh sản vô tính có 2n nhiễm sắc thể. Bì bào tử có sức chịu đựng cao với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng và cao hơn so với các sợi tơ mầm. Chúng sẽ đƣợc tạo thành nhiều, khi các sợi tơ thứ cấp hoặc

môi trƣờng kém dinh dƣỡng. Các bì bào tử nẩy mầm vẫn cho tơ thứ cấp 2n.

Quy trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn: - Giai đoạn đầu đinh ghim (Pichead: nụ nấm)

- Giai đoạn hình nút nhỏ (tiny butten) - Giai đoạn hình nút (nutten)

- Giai đoạn hình trứng (egg)

- Giai đoạn hình chuông (clogation: kéo dài) - Giai đoạn trƣởng thành (nature: nở xoè)

Hình 10b. Quá trình phát triển của nấm rơm 1. Giai đoạn đinh ghim a. Mũ nấm d. Vỏ bao 2. Giai đoạn hình trứng b. Phiến nấm e. Sợi nấm 3. Giai đoạn trưởng thành c. Cuống

Chu kỳ sinh trƣởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Từ khi trồng đến lúc thu hoạch chỉ sau 10 - 12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ nhƣ hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2 - 3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô → quả táo → quả trứng (giai đoạn

hình trứng). Lúc trƣởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống nhƣ một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.

Hầu hết các phế thải của ngành nông nghiệp gồau chất xenlulô đều có thể làm nguyên liệu trồng nấm. Ở nƣớc ta, các tỉnh miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào) trồng nấm rơm hầu nhƣ quanh năm. Các tỉnh phía Bắc bắt đầu trồng từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 10 dƣơng lịch là thời gian thuận lợi nhất.

2. Xử lý nguyên liệu

Rơm rạ đƣợc làm ƣớt trong nƣớc vôi (3,5 kg vôi hoà với 1.000 lít nƣớc), đánh đống ủ, cứ 2-3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2-3 ngày là đƣợc. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày. Nguyên liệu quá ƣớt (chảy thành dòng) cần giũ ra phơi tới khi đạt độ ẩm tiêu chuẩn. Rơm rạ đủ ƣớt (khi vắt vài cọng rơm có nƣớc chảy thành giọt là tốt nhất). Nếu khô quá cần bổ sung thêm nƣớc khi đảo đống ủ.

3. Kỹ thuật nuôi cấy và chăm sóc

3.1. Cấy giống

Đóng mô, cấy giống: Đặt khuôn theo diện tích hiện oó sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10-12 cm.

Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5 cm. Tiếp tục làm nhƣ vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4). Hình 11. Mặt cắt ngang mô nấm 1. Lớp giống cấy cách mép 4 - 5 cm. 2. Rơm rạ đủ 3. Thành khuôn Hình 12. Mặt cắt đứng mô nấm 1, 2, 3, 4: Lớp giống nấm 5: Lớp rơm phủ

Lƣợng giống cấy cho một mô khoảng 200 - 250 g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn để giống không bị khô.

Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng đƣợc trên dƣới 75 - 80 mô nấm, nhƣ vậy sẽ đảm bảo độ nén vừa phải.

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 58 - 63)