KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI 1 Giới thiệu chung về nấm Linh ch

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 97 - 112)

- Dinh dưỡng: sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp Khi nấm hƣơng có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI 1 Giới thiệu chung về nấm Linh ch

3. Trồng nấm hƣơng trên cây gỗ

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI 1 Giới thiệu chung về nấm Linh ch

1. Giới thiệu chung về nấm Linh chi

Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum.

Từ xƣa đã có rất nhiều truyền thuyết về loài Linh chi, rằng đó là một loại thuốc tiên đa linh dƣợc chữa đƣợc bách bệnh, trƣờng sinh bất lão, cải tử hoàn sinh. Hiện nay, Linh chi đang là một dƣợc thảo quý có tính thời sự bởi giá trị của nó.

Qua giám định khoa học gần đây thì các loài Linh chi vẫn nói trƣớc kia, trừ một số ít thuộc khoáng vật, còn lại hầu hết là thuộc loại đảm khuẩn. Về mặt phân loại chủ yếu chỉ có hai loài: Linh chi và Tử chi (Linh chi tím). Những tên khác của chúng rất nhiều, loài đầu còn gọi là Xích chi, Hồng chi, Mộc linh chi, Khuẩn linh chi, Nấm vạn niên, Cỏ linh chi... loài sau còn có tên là Hắc chi, Huyền chi,... cơ thể là những sợi nấm, bộ phận đƣợc gọi là “Linh chi” là thực thể do sợi nấm hình thành dùng để sinh ra “Bào tử” mà sinh sôi nảy nở.

Theo các sách dƣợc thảo nhiều triều đại ghi chép về nấm Linh chi thì Trung Quốc là nƣớc đã sử dụng Linh chi

làm thuốc từ lâu đời: vào đời Đông Hán (trƣớc đây khoảng 1625 năm), trong tác phẩm “Thần nông bản thảo”, Ung Trọng Thuần đã nói: Linh chi là thuốc kết tinh đƣợc cái quý của mây mƣa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vƣơng. Đến đời Minh (năm 1590), trong “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân nó rõ hơn: có 6 loại Linh chi (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tím); ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu nhƣ thần tiên. Gần đây nhiều ngƣời dùng phƣơng pháp khoa học, trực tiếp ăn thử Linh chi để xác minh tính chất vốn có đã ghi trong “Bản thảo cương mục” nhƣ phân tích thành phần hóa học, nghiên cứu tác dụng dƣợc lý và thí nghiệm lâm sàng,... một cách đồng bộ để một mặt làm sáng tỏ tính thần kỳ của nó từ xƣa, mặt khác bổ sung thêm những điều mới lạ do khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh dƣợc tính thần kỳ của nó, ta cần lƣu ý đến mặt quan hệ của Linh chi với cây gỗ mà các nhà khoa học phƣơng tây rất quân tâm. Nấm Linh chi phân bố khắp nơi trên thế giới, ký sinh rộng khắp ở các loài cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các cây tre trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho đều bị hại. Linh chi tiết ra các men phân giải mang tế bào endopolygalacturonase (endo-PG) và endopectin methyl - translinase (endo-PMTE) có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật rất mạnh gây nên tình trạng các loại gỗ và rễ cây bị mủn ra. Theo tài liệu khoa học, ở Đài Loan, một số cây lá

rộng nhƣ Đài Loan tƣơng tƣ (Acacin confusa), Sâu sâu (Liquidambar formonsana), Phƣợng hồng mộc, Mộc ma hồng và cam quýt, tre, trúc đều bị Linh chi gây hại. Một khi phát triển Linh chi rộng khắp sẽ có thể tạo nên tình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm, vì vậy trong quá trình nghiên cứu về Linh chi, ta cần hết sức lƣu ý vấn đề đáng quan tâm này (Trƣơng, 1983).

Nhìn bề ngoài, Linh chi có một đặc điểm: có mũ hình quả thận, đầu cuống đội lệch một bên mũ. Có loài Linh chi sinh trƣởng trong những điều kiện đặc biệt còn có cành nhánh kỳ lạ và màu sắc tƣơi đẹp. Linh chi có chứa nhiều cutin, vì vậy nó cứng rắn, để lâu không bị thối. Ngoài tính chất quý hiếm về hóa dƣợc và dƣợc lý căn bản, Linh chi còn là một sản phẩm mà tạo hóa ban cho con ngƣời về mặt thẩm mỹ. Những ai có trí tuệ thƣờng biết thƣởng thức Linh chi về vẻ đẹp cũng nhƣ giá trị đích thực của Linh chi.

Các tính trạng chủ yếu làm cơ sở để phân loại Linh chi

Linh chi còn đƣợc gọi là Thụy thảo (cây cỏ tốt lành), Thần chi, Vạn niên khuân, Xích chi,... Từ cổ đến nay, trong tâm tƣởng ngƣời Trung Hoa nó tƣợng trƣng cho điều Cát Tƣờng và trong y dƣợc nó là loại chân khuẩn làm dƣợc liệu quý giá. Về mặt phân loại, Linh chi thuộc dƣới vi khuẩn, ngành chân khuẩn, ngành phụ đảm tử khuẩn

phi điệp khuẩn (Aphyllophorales), họ Linh chi khuẩn

(Ganodermataceae), giống Linh chi khuẩn (Ganoderma)

(Ainswoth và cộng sự, 1973).

Trong sách “Thần nông bản thảo” có ghi 6 loại Linh chi: Đan chi (mầu đỏ), Huyền chi (mầu đen), Linh chi (mầu xanh), Ngọc chi (mầu trắng), Kim chi (mầu vàng) và Mộc chi (mầu tím). Trong “Bản thảo cƣơng mục”, Lý Thời Trân đời Minh vẫn ghi chép cả lục chi (6 loại Linh chi) trên đây, xếp phần làm rau vào vị thuốc vi khuẩn, còn trong lục chi thì Xích chi (Linh chi đỏ) coi là Linh chi thật sự. Ngƣời ta phân biệt Linh chi chủ yếu dựa vào mầu sắc, ngoại hình và độ lớn chứ không để ý đến mặt cấu tạo tinh tế ra sao và các đặc trƣng sinh lý hóa học thế nào. Gần đây, Viện thí nghiệm Nông nghiệp Đài Loan đã bắt tay nghiên cứu về hình thái của Linh chi cùng khả năng tạp giao giữa các chủng (Bành, 1989). Đồng thời, Viện nghiên cứu triển khai Công nghiệp thực phẩm Đài Loan đi sâu nghiên cứu ở môi trƣờng (Stalpers, 1978), mặt khác dùng enzym phân tích electropherogram rồi tổng hợp, chỉnh lý các tƣ liệu (Vƣơng và cộng sự, 1991), nhờ thế mà hiện nay có tƣ liệu khoa học để giám định, đặt tên khoa học cho Linh chi. Cho tới nay, ngƣời ta cũng thừa nhận chân khuẩn Linh chi có 6 đặc trƣng dƣới đây:

1. Gano (= bóng), derma (= da), nghĩa là biểu bì bóng láng (Karsten, 1881) vì tiết ra một chất dạng keo phủ lên trên.

2. Có tác dụng đến chất xenlulo và linhin (chất gỗ) nên làm cho gỗ bị mục ra.

3. Đảm bào tử hình trứng, có hai lớp màng:

- Lớp trong mầu vàng, phía trên gai nhỏ dạng bƣớu. - Lớp ngoài trong suốt, không mầu và mỏng. Phần mũ của cái nấm tƣơng đối dầy, sau khi thành thục thƣờng ở dạng cụt đầu.

4. Sợi nấm đại thể có 3 dạng: - Dạng sinh sản.

- Dạng bộ xƣơng. - Dạng kết hợp.

5. Có thể tiết ra enzym dạng keo (laccase) và enzym perosidase nhƣng không cho enzym tynosinase.

6. Khi nuôi cấy thuần, trong khuẩn lạc có tế bào hóa sừng (cuticular cell) dạng bầu dục và rỗng không, một số giống nấm lại sinh ra các bào tử màng dầy (chlamydospore).

Theo tài liệu khoa học của Trung Quốc đại lục, Trung Quốc đã xác định đƣợc 53 chủng Linh chi, một chủng phụ và một tuýp phụ, còn ở Đài Loan có các chủng nhƣ sau (Bạch, 1989):

A/. Amauroderma:

1. A. rugosum * 2. A. scopulosum *

B/. Ganoderma: 3.G. annularis * 4. G. australe * 5. G. applanatum * 6. G. fornicatum * 7. G. japonicum * 8. G. lucidum * 9. G. tropicum * 10. G. tsugae Murrill *

11. G. tsunodae (yasuda) Trott *

12. G. multipilia Hou

13. G. recinaceum Bond. apud Pat *

14. G. formosanum Chang & Chen *

15. G. japonicum Sawada (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây chỉ có 13 chủng có dấu (*) là đƣợc thừa nhận. Sau đó, nhờ kế hoạch khoa học phối hợp do Uỷ ban khoa học vùng lãnh thổ Đài Loan xúc tiến mà phát hiện thêm 4 chủng Linh chi nữa:

1. Ganoderma amboinense (MLam: Fr) Pat.

2. G. flexipes Pat.

3. G. rotundatum Zhao, Xu & Zhang.

Thành phần hóa dược cơ bản và đặc tính dược lý của Linh chi

Số lƣợng các chủng loài Linh chi đƣợc sử dụng trong công nghệ dƣợc liệu, dƣợc phẩm ngày càng tăng và đó cũng là bí quyết của các Quốc gia Á Đông. Khái niệm Lục bảo Linh chi từ thời Lý, thời Trần cách đây trên 400 năm (1595) có lẽ phải bao hàm hàng chục loại khác nhau. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà ở Trung Quốc có khá nhiều cơ sở tầm cỡ nghiên cứu và sản xuất Linh chi (đặc biệt là ở Phúc Kiến và Tứ Xuyên).

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong khi giới nghiên cứu Âu - Tây hầu nhƣ chỉ đi sâu vào các nghiên cứu hệ thống học và điều tra cơ bản và các đặc điểm sinh học của Linh chi, thì ở các nƣớc châu Á, giới khoa học - công nghệ lại dẫn đầu về nghiên cứu hóa dƣợc, nuôi trồng và bào chế các loại Linh chi. Thực tế một số tác giả đã quan tâm phân tích thành phần cấu tạo lớp vỏ láng ở các loài Ganoderma

Amauroderma vào thập niên 20, phát hiện các ergosterol và các enzym phenoloxydase, peroxydase,... ở G. lucidum (Krebs, G., 1911; Subramanian S., 1961). Gần đây mới có lẻ tẻ các khảo cứu về tác dụng gây dị ứng và bệnh đƣờng hô hấp bởi bào tử của một số loài Ganoderma

ở Aukland (New Zealand) Hasnain, G. lucidum và G. meredithae ở New Orrleands (Hoa Kỳ) (Horner, W.E.., et al, 1993).

Vào thập niên 70-80 thế kỷ XX, bắt đầu một trào lƣu khảo cứu hóa dƣợc học các loài Linh chi, chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Gần đây một số phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và vùng Đông Nam Á cũng bắt đầu tham gia vào tiến trình này.

Qua phân tích định tính các kết quả thí nghiệm, bƣớc đầu nhận thấy: trong nấm Linh chi có chứa các loại chất đƣờng (cả đƣờng hoàn nguyên và đa đƣờng), axit amin, protein, sterol, triterpenoid, phenol, chất béo bay hơi, dầu thực vật, và một ít ion vô cơ. Kết quả phân tích định lƣợng, có: hàm lƣợng nƣớc của nấm Linh chi khô là 12- 13%, chất xenlulô 54-56%, li-nhin 13-14%, chất tro 0,022%, mỡ thô 1,9-2,0%, đa đƣờng 1,0-1,2%, sterol 0,14- 0,16%, phenol 0,08-0,12%. Kết quả phân tích bằng quang phổ chứng tỏ trong nấm Linh chi có các nguyên tố Ag, Al, B, Ca, Cu, Fe, K, nấm ăn, Mg, Mn, Pb, Sn, Zn, tất cả là 13 nguyên tố (Lâm, 1979).

Thành phần hóa học của sợi nấm, của dịch lên men nuôi cấy ở tầng sâu và của thân nấm Linh chi tƣơng tự nhau. Còn về sử dụng, các kết quả nghiên cứu và tƣ liệu khoa học nói về thành phần của các loại Linh chi thì còn tuỳ thuộc vào thành phần có hiệu quả dƣợc tính chủ yếu.

Tuy nhiên, theo tài liệu khoa học, thành phần Linh chi có thể xếp thành 4 loại lớn: a) Gluxit, chủ yếu là đa đƣờng; b) Protein: có trên 10 loại enzym và glucoprotein, c) Axit nucleic: phần này chƣa nghiên cứu gì; d) Các chất phân tử

nhỏ: triterpenoid, steroid, axit béo, axit amin, các vitamin và các nguyên tố (Bạch, 1989).

Tác dụng trị liệu cơ bản của các loài nấm Linh chi

Linh chi đƣợc dùng nhƣ một thƣợng dƣợc từ khoảng 4.000 năm nay ở Trung Quốc. Chƣa thấy có tƣ liệu nói về tác dụng xấu, độc tính của Linh chi (ngoại trừ các khảo cứu về khả năng tồn tại các dị ứng nguyên trên bề mặt bào tử một số loài Ganoderma - điều đó rất phổ biến trong Linh chi). Cách đây trên 400 năm, nhà y dƣợc nổi tiếng của Trung Quốc Lý Thời Trân đã phân ra các nhóm Linh chi chính và khái quát tác dụng trị liệu của chúng.

Lục bảo Linh chi và tác dụng trị liệu

Tên gọi Màu sắc Đặc tính dược lý Thanh Long

(Long chi) Xanh

Vị chua, tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ gan khí an thần, tăng trí nhớ.

Hồng chi (Xích chi, Đơn chi)

Đỏ Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung, chữa trị tức ngực. Hồng chi

(Kim chi) Vàng

Vị ngọt, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi. Bạch chi

(Ngọc chi) Trắng Vị cay, tính bình, không độc, an thần, ích tì khí. Hắc chi

(Huyền chi) Đen

Vị mặn, tính bình, không độc, trị chứng bí tiểu, ích thận khí.

Tử chi Tím Vị ngọt, tính ổn, không độc, trị đau nhức khớp xương, gân cốt.

Trên thực tế, có thể coi Linh chi không có độc tính. Quá trình kiểm tra đƣợc thực hiện ở Việt Nam, tại một số cơ sở sau (theo GS. Bùi Chí Hiếu và cộng sự, 1993): Phân viện kiểm nghiệm Dƣợc phẩm (Bộ Y tế), Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu Y dƣợc học dân tộc, Viện Dƣợc liệu Hà Nội (Đàm Nhận, 1994-1995). Kết quả cho thấy dùng liều cao (gấp 50-150 lần liều dùng thông thƣờng cho ngƣời) cũng không gây ra nhiễm độc cấp tính hay trƣờng diễn. Do vậy chƣa xác định đƣợc chỉ số LD 50 trên chuột trắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát dài ngày, không thấy biểu hiện bất thƣờng trên chuột thí nghiệm, các thông số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... vẫn trong giới hạn bình thƣờng. Hiện nay đang tiến hành kiểm tra trên nhiều loài Linh chi khác. Kết quả tổng hợp của Geng-Tao Lui rất đáng lƣu ý với hiệu quả trị liệu cao.

Thử nghiệm chiết bằng cồn - nước rửa của các lồi Ganoderma

Bệnh Chế phẩm Số ca Mức hiệu quả %

Tháng điều trị Xơ cứng bì MAW 173 79,1% 3- 6 Viêm da cơ MAW 55 96,4 3- 6 Hồng ban Lupus MAW 84 82,1 3 Rụng tóc từng phần MAW 232 78,9 1- 3 Giảm trương lực teo

cơ MAW.SAW 35 74,3 3- 6

Loạn dưỡng cơ tiến

triển MAW.SAW 121 56,2 3- 6

Trong hơn một thập niên Lui, G.T và cộng sự đã chứng minh tác dụng trị liệu tƣơng tự nhƣ nhau của G.lucidum và G. capense, đặc biệt chất chiết từ bào tử và hệ sợi nuôi cấy chìm đều có tác dụng.

Đến 1988, tại Nhật Bản đã có tới 300 bệnh nhân bị nhƣợc cơ đƣợc điều trị thành công bằng Linh chi, theo biện pháp điều trị bệnh sinh trên nguyên tắc điều hòa miễn dịch. Đáng chú ý là không nảy sinh một tác dụng phụ nào (side- effects).

Bệnh gan và tiết niệu cũng đƣợc điều trị khả quan bằng chế phẩm từ Linh chi. Bệnh viện ở Sơn Đông-Trung Quốc dùng một loại “xúp” Linh chi để giải độc và bổ gan có kết quả tốt (>90%) cho 70.000 ca, trong đó có 879 ca đang đƣợc trị liệu chuyên biệt (Lui Xing ja, 1994). Tác giả còn cho rằng các loài Linh chi bóng (Glossy Ganoderma) đều tác dụng tốt trên tiết niệu, điều hòa rối loạn tuần hoàn não, tránh các cơn kịch phát nghẽn mạch và làm dịu thần kinh. Với thành công trên 319 bệnh nhân và các kết quả nghiên cứu tác giả đã đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng hạng hai.

Hiệu quả kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu bởi chất tiết của G. lucidum đƣợc chứng minh rõ ràng In-vitro bởi nhiều công trình công phu, đến năm 1990 lại đƣợc Tao, J và Feng Ky khẳng định. Họ cũng chứng minh In-vitro với 15 ngƣời tình nguyện khỏe mạnh và với 33 bệnh nhân bị

xơ cứng động mạch, trong đó hiệu quả chống nghẽn mạch máu cũng tỏ ra khả quan.

Vấn đề bệnh tim mạch ngày càng trầm trọng trong thế giới hiện đại, tràn ngập các loại stress và tình trạng ô nhiễm môi sinh. Do vậy ngƣời ta lại tìm đến với Linh chi, tuy nhiên không nên coi Linh chi là thuốc vạn năng - trị bách bệnh (panacea) và cũng không nên để bệnh quá nặng mới tìm đến Linh chi. Kết quả thông báo mới đây của nhóm Wang Chi và cộng sự (1994) trên 35 bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim, tỏ ra triển vọng với tỉ lệ tiến triển tốt tới trên 85,7%.

Hàng loạt các hoạt chất của Linh chi đƣợc chứng tỏ có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp Cholesterol cũng củng cố cho kết quả trị liệu các bệnh nhân cao huyết áp và nhiễm mỡ xơ mạch. Thực nghiệm ở Việt Nam trên chuột cho thấy hiệu quả giảm tới 50% lƣợng Cholesterole khi áp dụng liều lƣợng 0,4g/kg thể trọng trong 30 ngày (Bùi Chí Hiếu và cộng sự, 1993). Từ đó xác định kết quả trị liệu trên bệnh nhân. Sau một vài tuần bệnh nhân có chuyển biến tốt, huyết áp ổn định dần, các cơn cao huyết áp nếu có tái phát cũng nhẹ hơn, ngắn và thƣa hơn. Dùng thuốc hạ huyết áp kinh điển kết hợp với Linh chi, tác dụng điều chỉnh huyết áp tăng rõ rệt, hạn chế các tác dụng phụ của tây dƣợc (Kanmatsuse, K.., và cộng sự, 1985...), đó là một ƣu điểm lớn của Linh chi.

Nhiều viện nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của các nguyên tố khoáng vết hiếm. Vanadium (V) đƣợc chứng tỏ mới đây có tác dụng chống tích đọng Cholesterol trên thành mạch. Tƣơng tự nhƣ vậy, từ năm 1992, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra vai trò của Germanium (Ge) (Theo Lý Kiệu, 1992). Xuất phát từ thực tế hàm lƣợng Ge trong Sâm Triều Tiên lên tới hàng trăm ppm liên quan chặt chẽ với hiệu quả lƣu thông khí huyết, tăng cƣờng chuyển vận oxy vào mô, kỹ thuật làm giàu Ge vào

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 97 - 112)