Xử lý nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 37 - 40)

IV. CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT TƢ KHÁC 1 Khuôn gỗ trồng nấm rơm

2.Xử lý nguyên liệu

a) Thời vụ ủ nguyên liệu

Thời vụ tốt nhất để bắt đầu ủ rơm rạ trồng nấm mỡ đối với các tỉnh phía Bắc là bố trí sản xuất bắt đầu từ 15 tháng 10 đến 15 tháng 11 dƣơng lịch hàng năm. Nếu làm sớm hoặc muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận lợi, dẫn đến năng suất thấp.

b) Công thức chế biến composts tổng hợp

Nguyên liệu Lượng

(kg) Nguyên liệu Lượng (kg)

Công thức 1 Công thức 2

Rơm rạ khô 1.000 Rơm rạ khô 1.000 Đạm sunphát amôn 20 Đạm urê 3

Đạm urê 5 Phân gà 150

Supe lân 30 Bột nhẹ (CaCO3) 30 Bột nhẹ (CaCO3) 30

* Cách làm ướt rơm rạ: Rơm rạ khô đƣợc làm ƣớt trong nƣớc vôi (theo tỉ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 10 kg vôi đã tôi) bằng một trong nhiều cách sau:

- Đổ nƣớc vôi đã gạn trong từ từ vào bể (khoảng 3,5 kg vôi đã tôi cho 1 m3 nƣớc) ngâm rơm rạ chìm trong nƣớc vôi 15 - 30 phút, sau đó vớt ra ủ đống.

- Ngâm rơm rạ xuống ao hồ, kênh rạch... vớt lên bờ cứ một lớp rơm rạ 20 - 30 cm lại tƣới một lớp nƣớc vôi (dùng ôdoa để tƣới).

- Rải rơm rạ ra sân, bãi rồi phun nƣớc trực tiếp bằng máy bơm hoặc ôdoa trong nhiều giờ (kiểu mƣa dầm thấm áo) đến khi rơm rạ đủ ƣớt sẽ có màu nâu sẫm, lấy nƣớc vôi tƣới lên lƣợt cuối cùng và ủ đống.

- Lợi dụng trời mƣa, tung rơm rạ ra sân, tƣới lại bằng nƣớc vôi đợt cuối rồi ủ đống.

* Ủ đống:Khi rơm rạ đã đƣợc làm ƣớt theo một trong các cách trên, để ráo nƣớc hoàn toàn (trong khoảng 12 giờ) bắt đầu chất đống ủ theo sơ đồ sau:

Chất đống rơm rạ làm ướt (1 tấn)

đã để ráo nước bổ sung 5 kg urê, 20 kg sunfat amôn

Vào khay (vào luống)

Đảo lần 1

Đảo lần 2 bổ sung 30 kg bột nhẹ CaCO3

Đảo lần 3 bổ sung 30 kg lân Đảo lần 4

Lên men phụ ngoài trời Giũ tơi Để 5 - 7 ngày Để 3 - 4 ngày Để 3 - 4 ngày Để 3 - 4 ngày Để 3 - 4 ngày Để 3 - 4 ngày

Quá trình ủ đống, bổ sung hoá chất được tiến hành như sau:

- Kích thƣớc đống ủ theo kệ lót (1,5m  1,5m). Chiều cao 1,5m, tại điểm giữa có cọc tre để thông khí.

- Bổ sung hoá chất ở dạng khô và thật nhỏ, cứ một lớp rơm rạ cao 30cm thì rắc một lớp hóa chất.

- Đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dƣới, từ trong ra ngoài.

- Ngày đầu có thể nén chặt rơm rạ, các lần đảo tiếp sau không đƣợc nén. Cần tạo độ thông thoáng để đống ủ lên men tốt.

- Một tấn rơm rạ đánh đống ủ hoàn chỉnh đo đƣợc 13m3.

- Kiểm tra độ ẩm trong mỗi lần đảo. Nếu thấy nguyên liệu khô (vắt rơm không có nƣớc chảy ra tay), cần bổ sung thêm nƣớc, nguyên liệu quá ƣớt (vắt rơm có nƣớc chảy thành dòng), cần phơi lại rồi sau đó mới ủ đống.

- Trời quá nắng hay quá lạnh, gió thổi mạnh cần che phía ngoài thành đống ủ để giữ nhiệt độ trong đống ủ.

- Nếu trời mƣa to, ủ đống ngoài trời cần tạo mái cho đống ủ có hình mui rùa hoặc che đậy phía đỉnh tránh nƣớc mƣa thấm sâu vào trong đống ủ.

- Nền (đáy) đống ủ phải thoát nƣớc tốt.

- Nhiệt độ của đống ủ phải đạt 75 - 80oC trong khoảng ngày thứ 4 đến thứ 7 sau khi ủ đống (hình 6).

Khi kết thúc quá trình ủ đống (giai đoạn lên men chính 14-16 ngày), composts đạt tiêu chuẩn: độ ẩm 65-70%, pH = 7-7,5; rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, không có mùi amoniac, màu nâu sẫm là đƣợc.

Hình 6. Đống ủ và diễn biến nhiệt độ trong thời gian ủ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 37 - 40)