Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 62 - 66)

- Nhóm đất xám (X) A críols (AC)

2.1.3.1. Dân số và nguồn lao động

a. Dân số

- Quy mô dân số

Năm 2012, tổng số dân của huyện có 52.047 ngƣời. Trong đó nam 25.873 ngƣời, nữ 26.174 ngƣời, chiếm 6,79% dân số tồn tỉnh n Bái và là huyện có quy mơ dân số đứng thứ 7/9 huyện, thị xã và thành phố. Quy mô dân số chỉ đứng trƣớc thị xã Nghĩa Lộ (28.684 ngƣời) và huyện Trạm Tấu (28.492 ngƣời).

Bảng 2.3: Dân số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012

Năm 2000 2005 2010 2012

Dân số ( ngƣời) 39.376 44.105 50.107 52.047

So với toàn tỉnh

(%) 5,68 6,13 6,67 6,79

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái

- Gia tăng dân số

Bảng 2.4. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012

Năm Tỉ suất sinh thô (%o)

Tỉ suất tử thô (%o)

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ( %) 2000 39,59 11,74 2,86 2005 25,53 8,71 1,70 2008 25,36 5,00 2,05 2010 26,66 6,09 1,93 2012 25,57 6,92 1,89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39376 44105 50107 52047 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Dân số (người) 2000 2005 2010 2012 Năm

Hình 2.2. Quy mơ dân số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 – 2012

Mù Cang Chải là một trong những huyện có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất ở tỉnh Yên Bái, song cũng có xu hƣớng giảm dần từ 2,86% năm 2000 xuống 1,89% năm 2012. Nhƣng tỉ lệ gia tăng này vẫn rất cao và cao hơn so với toàn tỉnh Yên Bái (2012 là 1,12%) và cao hơn rất nhiều so trung bình của cả nƣớc (1,2%). Do trình độ dân trí thấp, cộng với cịn nhiều hủ tục lạc hậu nên tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ ba, thứ tƣ còn nhiều và đây đang là một áp lực lớn lên kinh tế - xã hội mà huyện cần phải giải quyết gấp.

- Cơ cấu dân số

+ Theo độ tuổi: Mù Cang Chải có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, năm 2012 dân số dƣới tuổi lao động chiếm 33,8%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,09%, dân số trên độ tuổi lao động chiếm 13,1%. Đây vừa là thuận lợi (nguồn lao động bổ sung dồi dào) vừa là khó khăn cho địa phƣơng (việc làm, thất nghiệp, nhà ở...).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Theo giới tính: Cơ cấu dân số theo giới tính của huyện có số nữ nhiều hơn số nam. Năm 2012, nam giới chiếm tỉ lệ 49,7% và nữ giới chiếm 50,3%, hay tỉ số giới tính là 100,3%.

+ Theo dân tộc: Thành phần dân cƣ của huyện chủ yếu là đồng bào Mông chiếm tới 91,5%, cịn lại là ngƣời Thái, ngƣời Kinh. Trình độ dân trí và khoa học cơng nghệ của đồng bào cịn thấp. Tính chất sản xuất vẫn cịn mang tính quảng canh, tự cung, tự cấp lƣơng thực, thực phẩm là chính, sản xuất nơng sản hàng hóa cịn rất hạn chế.

- Phân bố dân cƣ

Mật độ dân cƣ trung bình của huyện năm 2012 là 43 ngƣời/km², bằng 38,7% mật độ trung bình của tỉnh Yên Bái (111 ngƣời/km²) và là một trong hai huyện có mật độ dân cƣ thƣa nhất tỉnh Yên Bái (Trạm Tấu 38 ngƣời/km²).

Sự phân bố dân cƣ không đều giữa các xã trong huyện. Dân số tập trung đông ở thị trấn Mù Cang Chải (360,5 ngƣời/km²), xã La Pán Tẩn (121 ngƣời/km²). Trong khi đó ở xã Chế Tạo mật độ dân số lại rất thấp (7,9 ngƣời/km², vì đây là xã tập trung nhiều rừng đầu nguồn, là xã trung tâm của khu bảo tồn các lồi sinh vật cảnh rộng 23 nghìn ha nên mật độ tập trung dân cƣ thấp).

Nhìn chung, do địa hình chủ yếu là núi cao, hiểm trở khó khăn nên Mù Cang Chải là huyện tập trung dân cƣ vào loại thƣa thớt nhất của cả nƣớc. Với mật độ dân số nhƣ trên thì mật độ tập trung dân cƣ ở Mù Cang Chải chỉ bằng 1/6 mật độ dân số trung bình của cả nƣớc (262 ngƣời/km2). Điều này đã gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế của huyện.

- Đơ thị hóa

Về mức độ đơ thị hóa, Mù Cang Chải là huyện có mức độ đơ thị hóa rất thấp. Năm 2012, dân số thành thị của huyện là 2.544 ngƣời, chiếm 1,69% dân số thành thị của tỉnh Yên Bái. Tỉ lệ dân thành thị của huyện chỉ đạt 4,8% chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng 24,5% mức trung bình của tỉnh Yên Bái và đứng thứ 8/9 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh (đứng trƣớc huyện Trạm Tấu).

b. Nguồn lao động

- Về số lƣợng: Tổng số lao động của huyện Mù Cang Chải hiện có 26,869 nghìn ngƣời chiếm 51,6% số dân của huyện. Nguồn lao động của Mù Cang Chải có xu hƣớng tăng, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn so với toàn tỉnh và so với cả nƣớc. Đây là yếu tố không thuận lợi lắm cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Về chất lƣợng: Do dân cƣ chủ yếu là ngƣời dân tộc Mông (chiếm 91,5% dân số) lại sống ở miền núi cao, hiểm trở nên nhìn chung trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn lao động ở đây còn rất thấp, chủ yếu là lao động khơng có trình độ chun mơn. Hiện nay đang có sự chuyển biến theo hƣớng giảm lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, thay vào đó có sự tăng số lƣợng lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có sự tăng lên, lực lƣợng lao động này hầu hết là lao động trong các doanh nghiệp trên cả nƣớc, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và các cơ quan nhà nƣớc trong huyện. Tuy nhiên lực lƣợng lao động này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động.

- Cơ cấu lao động theo ngành

Trong tổng số 26,869 nghìn ngƣời lao động thì lao động trong ngành, nông, lâm, thủy sản chiếm 81,1%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 8,9% toàn huyện, ngành dịch vụ chiếm 10,0%.

Nhƣ vậy cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện ƣu thế là nông - lâm - thủy sản, các ngành cơng nghiệp, dịch vụ tỉ trọng cịn thấp. Điều này gây khó khăn cho sử dụng lao động trong nông nghiệp, làm cho mức sống ngƣời dân khó đƣợc cải thiện. Trong những năm tới để chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Huyện cần tiếp tục phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8.9

10

81.1

Nông, lâm, ngƣ nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải

Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn lao động việc làm trong các lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chƣa qua đào tạo, nên thu nhập thƣờng khơng cao. Đây là khó khăn lớn của huyện trong việc quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)