Ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 104 - 106)

II. Năng suất (tạ/ha)

2.2.2.3. Ngành dịch vụ

Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng bao gồm: ngành thƣơng mại, các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngành du lịch và các hoạt động tài chính, ngân hàng... Dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của huyện. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Các mặt hàng hố lƣu thơng bình thƣờng, đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Qua kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 tồn huyện có 825 đơn vị (trong đó 671 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, 154 cơ sở cơ quan nhà nƣớc, đảng, đoàn thể, hiệp hội, sự nghiệp). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 48.000 triệu đồng vƣợt 14,2 % kế hoạch, tăng 75 % so với cùng kỳ. Tổ chức thành công 2 hội chợ, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm các sản phẩm đặc trƣng của huyện.

a. Phát triển trung tâm thương mại

Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện nay chƣa có các trung tâm thƣơng mại, siêu thị; Tồn huyện hiện có 02 chợ bán kiên cố là chợ Trung Tâm và chợ Ngã Ba Kim (Púng Luông), 01 chợ tạm là chợ Khao Mang. Chợ Trung Tâm và chợ Ngã Ba Kim có diện tích là 300m2, đây là trung tâm thƣơng mại, dịch vụ tổng hợp của các cụm xã xung quanh.

b. Giao thông vận tải - Giao thông

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, toàn huyện nằm trên vùng cao thuộc sƣờn phía Tây dãy núi Hồng Liên Sơn. Độ cao trung bình là 900m, độ dốc trung bình tồn huyện là trên 400, có nơi dốc đến 700. Diện tích đất tự nhiên có độ cao trên 1.000 m chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình bị cắt xẻ dữ dội nên công tác khai thác lãnh thổ, phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy hệ thống giao thơng của huyện Mù Cang Chải chƣa phát triển. Cả huyện chỉ có một loại hình giao thơng là đƣờng bộ, chất lƣợng đƣờng phục vụ tuy ngày càng đƣợc nâng cao nhƣng nhìn chung vẫn cịn rất thấp. Cả huyện đã có đƣờng ơ tơ đến các xã, tuy nhiên vẫn cịn xã Chế Tạo thì đƣờng ơ tơ đến xã chỉ đi đƣợc vào mùa khô.

- Vận tải

Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai tuyến vận tải khách cố định từ bến xe thị trấn Mù Cang Chải đi bến xe Yên Bái và bến xe thị trấn Mù Cang Chải đi bến xe Lao Cai đang hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tới thành phố Yên Bái và tới tỉnh Lào Cai.

Do đặc điểm của mạng lƣới giao thông huyện Mù Cang Chải, vận tải hành khách và hàng hóa bằng đƣờng bộ. Năm 2012 tồn huyện có 85 xe ơ tơ, trong đó có 02 xe chở khách bến xe Mù Cang Chải, 04 xe chở khách tƣ, 79 xe tải, xe ngựa phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Các xe chủ yếu chạy các tuyến liên xã, liên huyện, liên tỉnh.

Khối lƣợng vận chuyển hành khách, hàng hóa có sự biến động. Năm 2012 khối lƣợng vận chuyển hành khách đạt 190,7 nghìn ngƣời (tăng 134,0 nghìn ngƣời so với năm 2000). Khối lƣợng luân chuyển hành khách đạt 19.100 nghìn ngƣời/km (gấp 8,08 lần so với năm 2000). Khối lƣợng vận chuyển hàng hóa năm 2012 là 100,0 nghìn tấn (gấp 3,57 lần năm 2000).

Khối lƣợng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa tăng nhanh trong thời gian qua phản ánh năng lực vận tải của huyện có nhiều tiến bộ. Mặt khác, cũng thể hiện nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của ngƣời dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, quy mô khối lƣợng vận chuyển và luân chuyển còn nhỏ hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh, điều đó thể hiện sự phát triển về mọi mặt trong đời sống KT-XH của huyện có nhiều thay đổi nhƣng vẫn cịn chậm và hạn chế so với các huyện trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.16. Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải

Dịch vụ vận tải hàng hóa vẫn duy trì và phát triển, đầu xe tiếp tục tăng đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của nhân dân, nhƣng chủ yếu là dƣới hình thức hộ gia đình, cá nhân.

Nhằm đáp ứng nhu cầu xe ra vào bến và nhu cầu đi lại học tập và làm việc của nhân dân trên địa bàn tới các địa phƣơng khác, năm 2012 huyện Mù Cang Chải đã tiến hành cải tạo, nâng cấp bến xe khách hiện tại của huyện đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 5.

c. Du lịch

Huyện Mù Cang Chải cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển một số loại hình du lịch về tự nhiên, về văn hóa lễ hội.

- Về tự nhiên: Mù Cang Chải có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với trung tâm là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đơng các xã Dế Su Phình, Púng Lng, Nặm Khắt. Trong những cánh rừng ngút ngàn, qua nhiều năm khảo sát ngƣời ta đã phát hiện ra 22 loại bò sát, lƣỡng cƣ; 127 lồi chim, riêng họ khƣớu có tới 41 loại nhƣ: khƣớu vằn, khƣớu đuôi đỏ, khƣớu đất Pigmi, khƣớu lùn đuôi đỏ, khƣớu mào cỏ hung, khƣớu mỏ dẹt vàng,… Quý hiếm hơn cả là loại niếc cổ hung Aceros Nipalensis, hiện nay chi còn thấy ở Mù Cang Chải và vƣờn quốc gia Pu Mạt (Nghệ An). Nơi dây, chỉ còn 28 - 30 cá thể nhƣng cũng

Chỉ tiêu 2000 2005 2012

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)