Khái niệm nguồn lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 29 - 31)

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, khoa học và công nghệ, nguồn vốn, hệ thống tài sản quốc dân, đƣờng lối chính sách, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất...ở cả trong nƣớc và ngồi nƣớc, có khả năng khai thác để sản xuất hàng hố hay cung ứng dịch vụ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực không phải là bất biến, nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con ngƣời có thể thay đổi nguồn lực theo hƣớng có lợi cho mình [20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.2.2. Phân loại

Có nhiều nguồn lực ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia, và tuỳ từng nƣớc, từng giai đoạn lịch sử mà cho thấy nguồn lực nào là quan trọng hơn nguồn lực nào, nhƣng một điều chắc chắn là các nguồn lực đó sẽ cùng lúc ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

- Có nhiều cách phân loại và ta có thể phân loại chúng dựa trên nguồn gốc nhƣ sau:

+ Vị trí địa lí: Vị trí trong khu vực, vị trí về kinh tế, vị trí về chính trị, về tự nhiên.

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất, nƣớc, khí hậu, biển, rừng, khống sản... + Kinh tế - xã hội: dân số và lao động, nguồn vốn, chính sách và xu thế phát triển, khoa học và công nghệ...

- Dựa vào phạm vi lãnh thổ có thể chia nguồn lực ra các nhóm nhân tố: + Nhóm các nhân tố trong nƣớc: vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đƣờng lối chính sách đang đƣợc khai thác.

+ Nhóm các nhân tố ngoài nƣớc: nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh từ nƣớc ngoài.

Hai nhóm nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nƣớc chịu ảnh hƣởng trƣớc hết là các nhân tố trong nƣớc. Các nhân tố ngồi nƣớc mang tính hỗ trợ và tăng khả năng phát triển nhanh hay chậm về tổc độ phát triển kinh tế - xã hội. Xu hƣớng hiện nay là kết hợp khai thác các nhân tố nội lực và ngoại lực một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Trong các tiêu chí phân loại các nhân tố ở trên thì sự phân loại các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế theo nguồn gốc là phù hợp với địa lí kinh tế hơn cả. Vì vậy khi xem xét, đánh giá sự ảnh hƣởng của các nhân tố tới phát triển kinh tế chủ yếu là theo sự phân loại dựa vào nguồn gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 29 - 31)