Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 25 - 27)

- Cơ cấu nền kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tƣơng ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế có vai trị quyết định tới sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ quyết định đến sự phát triển xã hội. [20]

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lƣợng và chất lƣợng của các bộ phận hợp thành để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng. Để phân tích và xem xét cơ cấu của nền kinh tế, ngƣời ta chia nền kinh tế thành các góc độ liên hệ sau:

+ Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế đƣợc sắp xếp theo một tƣơng quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân cơng lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng. Về mặt định lƣợng cơ cấu ngành là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tổng thể kinh tế. Về mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế. Cụ thể đƣợc chia thành các nhóm ngành:

Nhóm cơ cấu ngành: nông - lâm - thuỷ sản (khu vực I); công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và nhóm các ngành dịch vụ (khu vực III). Đối với nhóm ngành này phản ánh số lƣợng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.

Nhóm ngành nơng nghiệp và nhóm ngành phi nơng nghiệp: Nhóm này thể hiện rất rõ đóng góp của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt với các nƣớc đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu theo kiểu này có ý nghĩa quan trọng. Việc chuyển dân cƣ nông thôn sang sống ở thành thị và lao động nông nghiệp sang làm trong các khu phi nơng nghiệp đều có ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế.

Nhóm ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ: Với nhóm này dễ dàng thấy mức độ hài hoà giữa các ngành sản xuất vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ đƣợc coi là yếu tố thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nếu các khu vực dịch vụ khơng phát triển thì sản xuất cũng ngừng trệ theo.

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:

Cơ cấu lãnh thổ là tƣơng quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia đƣợc sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định.

Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế - xã hội của các vùng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Mỗi cấp lãnh thổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nó. Nếu đƣợc tổ chức, các mối quan hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hoà để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: là tƣơng quan tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội. Một nền kinh tế thƣờng có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hƣớng phát triển kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hố việc phân định các loại hình kinh tế là rất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy, mở rộng sự phát triển kinh tế chung.

Ba bộ phận chủ yếu tạo thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành hình thành trƣớc và trên cơ sở phân bố các ngành, cơ cấu lãnh thổ sẽ hình thành Dựa vào hình thức sở hữu sẽ hình thành cơ cấu loại hình kinh tế. Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể phát triển trên lãnh thổ của cả nƣớc hay của các vùng. Việc phân bố lãnh thổ một cách hợp lý góp phần thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong mối quan hệ này, vai trò quan trọng hàng đầu thuộc về cơ cấu ngành kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trƣờng phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hƣớng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lƣợc kinh tế đã đƣợc đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 đến 2012 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)