II. Năng suất (tạ/ha)
2. Vận tải hàng hóa
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 1 Các quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Mù Cang
3.1.1. Các quan điểm phát triển kinh tế- xã hội của huyện Mù Cang Chải đến năm 2020
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện Mù Cang Chải sẽ phấn đấu thoát ra khỏi danh sách sáu mƣơi hai huyện nghèo của cả nƣớc. Việc đẩy mạnh phát triển toàn diện KT - XH huyện dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phải đặt phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải
trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái. Phải quán triệt những định hướng lớn trong điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện đƣợc đặt trong quan hệ tƣơng quan với Quy hoạch tổng thể tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Cụ thể, quy hoạch huyện Mù Cang Chải phải thể hiện đƣợc Mù Cang Chải là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Mù Cang Chải phải dần tiếp cận các chỉ tiêu tƣơng ứng chung của tỉnh; hệ thống giao thông, thông tin…phải đƣợc kết nối chặt chẽ và thuận tiện với tỉnh Yên Bái cũng nhƣ với các trung tâm kinh tế trọng điểm ở các tỉnh lân cận nhƣ Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...
Thứ hai, Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng
trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh.
Thứ ba, Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.
Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo khả năng kiểm soát về môi trƣờng cũng nhƣ giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh là yêu cầu cho sự phát triển bền vững. Quán triệt quan điểm này, trong bố trí cơng nghiệp cần chú ý đến khả năng kiểm soát chất thải. Kiểm soát chặt việc khai thác các tài nguyên khoáng sản. Bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thác rừng hợp lí. Ngồi ra, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện.
Thứ tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mù Cang Chải phải
đảm bảo tận dụng được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, lợi thế của huyện.
Tuy là một huyện nghèo nhƣng Mù Cang Chải cũng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhƣ tiềm năng phát triển du lịch với hệ thống ruộng bậc thang độc đáo (danh thắng quốc gia), với những cánh rừng ngun sinh ngút ngàn, với văn hóa Mơng đặc sắc..., thế mạnh về tài nguyên rừng để huyện phát triển ngành lâm nghiệp, phát triển mơ hình kinh tế nơng - lâm kết hợp. Thế mạnh có vị trí địa lí giáp với nhiều tỉnh vùng tây bắc nhƣ giáp với tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào Cai. Đây chính là lợi thế quan trọng để huyện giao lƣu, trao đổi sản phẩm hàng hóa với các tỉnh trên để thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Đặc biệt, do là một huyện nghèo vùng cao nên huyện nhận đƣợc nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ những chƣơng trình, dự án lớn của Chính Phủ, của tỉnh nhƣ: Quyết định 134 về định canh định cƣ; Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng về phát triển kinh tế tại các xã đặc biệt khó khăn, Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP về giảm nghèo nhanh và bền vững đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với 62 huyện nghèo, Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ năm 2012 vào việc xây dựng nơng thơn mới tại 13 xã ; Các chƣơng trình của tỉnh, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Yên Bái hỗ trợ cho Mù Cang chải nhƣ chƣơng trình đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp - dịch vụ; Dự án quy hoạch phát triển cây sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải; triển khai thực hiện dự án giao đất giao rừng trên địa bàn; chƣơng trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị; Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề; chƣơng trình phát triển du lịch nhằm khai thác tốt tuyến du lịch truyền thống, tiến hành mở rộng một số lễ hội văn hoá của địa phƣơng và tổ chức tuần văn hoá ruộng bậc thang cùng dịp tuyến du lịch giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai nhằm quảng bá và hợp tác phát triển du lịch trên và qua địa bàn; ...tất cả các chƣơng trình, dự án này có ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và huyện cần tận dụng khai thác để mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ năm, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mù Cang Chải
phải đảm bảo kết hợp hài hồ giữa kinh tế với quốc phịng
Mù Cang Chải là huyện vùng cao, lại có tới trên 90% đồng bào dân tộc Mơng sinh sống do đó phát triển kinh tế xã hội ở huyện Mù Cang Chải gắn với đảm bảo an ninh quốc phịng là u cầu có tính ngun tắc trong cơng tác quy hoạch. Huyện phải tăng cƣờng củng cố an ninh trên mọi lĩnh vực. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống các tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống tội phạm về ma tuý, chống tái trồng cây thuốc phiện, phòng chống truyền đạo trái phép. Xử lý nghiêm minh các đối tƣợng vi phạm pháp luật. Do vậy, dù đất đai là tài nguyên khan hiếm, huyện vẫn cần duy trì một số khu vực cần thiết cho mục tiêu quốc phịng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/