8. Đóng góp mới của đề tài
3.4. Khảo sát nhận thức của cán bộ QLGD về tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp đã đề xuất
Sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1a. Đánh giá của nhóm 1 và 2a về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất STT Biện pháp Mức độ cần thiết RCT CT ICT KCT SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 18 52.9 15 44.1 1 2.94 0 0 2 Biện pháp 2 15 44.1 17 50 2 5.88 0 0 3 Biện pháp 3 8 23.5 19 55.9 7 20.6 0 0 4 Biện pháp 4 19 55.9 15 44.1 0 0 0 0 5 Biện pháp 5 29 85.3 5 14.7 0 0 0 0
Bảng 3.1b. Đánh giá của nhóm 2b về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
STT Biện pháp Mức độ cần thiết RCT CT ICT KCT SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 53 62.4 30 35.3 2 2.35 0 0 2 Biện pháp 2 46 54.1 36 42.4 3 3.53 0 0 3 Biện pháp 3 52 61.2 32 37.6 1 1.18 0 0 4 Biện pháp 4 70 82.4 15 17.6 0 0 0 0 5 Biện pháp 5 82 96.5 3 3.53 0 0 0 0
(RCT: rất cần thiết; CT: cần thiết; ICT: ít cần thiết; KCT: không cần thiết)
Bảng 3.2a. Đánh giá của nhóm 1 và 2a về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
STT Biện pháp Mức độ khả thi THĐ KTH KTHĐ SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 31 91.2 3 8.82 0 0 2 Biện pháp 2 31 91.2 3 8.82 0 0 3 Biện pháp 3 32 94.1 2 5.88 0 0 4 Biện pháp 4 21 61.8 8 23.5 5 14.7 5 Biện pháp 5 24 70.6 7 20.6 3 8.82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2b. Đánh giá của nhóm 2b về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất STT Biện pháp Mức độ khả thi THĐ KTH KTHĐ SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 78 91.8 7 8.24 0 0 2 Biện pháp 2 76 89.4 9 10.6 0 0 3 Biện pháp 3 80 94.1 5 5.88 0 0 4 Biện pháp 4 54 63.5 16 18.8 15 17.6 5 Biện pháp 5 53 62.4 25 29.4 7 8.24
(THĐ: thực hiện được; KTH: khó thực hiện; KTHĐ: không thực hiện được)
Qua kết quả trên ta nhận thấy:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác QL HĐDH của HT cho HT và GV
+ Có hơn 97% CBQL và GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. + Có hơn 90% CBQL và GV đánh giá là thực hiện được.
Các nhà QL GD có uy tín tại địa phương cho rằng: một trong những biện pháp nâng cao chất lượng GD của nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay là, đội ngũ CBQL nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng phải được đào tạo QL GD và phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ QL. Thực tiễn GD ngày càng phong phú, nhiều yêu cầu mới về GD đang đặt ra, kiến thức QL được học trong nhà trường không theo kịp với sự phát triển GD hiện nay. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác QL HĐDH của HT cho HT và GV là một yêu cầu bắt buộc. Nhận định này phù hợp với kết quả khảo sát. Từ đó có thể thấy rằng, việc đề xuất biện pháp “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác QL HĐDH của HT cho HT và GV” để góp phần nâng cao hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
QL HĐDH là có cơ sở khoa học và xuất phát từ thực tiễn ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh hiện nay và biện pháp này có tính khả thi.
Biện pháp 2: Tăng cường QL chương trình, kế hoạch DH
+ Có hơn 94% CBQL và GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. + Có hơn 90% CBQL và GV đánh giá là thực hiện được.
Kết quả này cho thấy tính cấp thiết phải tăng cường QL việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH, đảm bảo cho GV phải dạy đúng, đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, tránh được tình trạng cắt xén chương trình. Xây dựng kế hoạch DH là yêu cầu bắt buộc đối với người GV. HT các trường nói chung và trường THPT nói riêng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra bằng nhiều biện pháp, để xây dựng nề nếp giảng dạy của GV, thúc đẩy hoạt động HĐDH ở các trường.
Biện pháp 3: Tăng cường công tác QL chất lượng giờ dạy
+ Có 100% CBQL và 98% GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết + Có 94% CBQL và 94% GV đánh giá là thực hiện được
Kết quả này cho thấy phần lớn CBQL và GV đều thấy biện pháp
“Tăng cường công tác QL chất lượng giờ dạy” là cần thiết, để nâng cao chất
lượng giờ dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy từ truyền thụ một chiều, HS học tập thụ động sang phương pháp phát huy tính tích cực học tập của HS.
Qua trao đổi với HT các trường THPT có nhiều kinh nghiệm và uy tín cho rằng: khâu soạn bài và chuẩn bị các thiết bị, ĐDDH cho một tiết giảng là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiết dạy thành công. Đặc biệt chúng ta đang tiến hành đổi mới GD, trong đó đổi mới cách dạy và cách học là một trong nội dung quan trọng nhất. Tăng cường biện pháp này, giúp hạn chế được tình trạng GV lên lớp thiếu sự chuẩn bị, khắc phục phương pháp đọc chép, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả về tính khả thi của biện pháp này này cho thấy phần lớn CBQL và GV đều cho biện pháp này thực hiện được trong thực tiễn, chứng tỏ tính khả thi của biện pháp. Tuy nhiên cũng thấy rằng QL của HT về soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của GV đòi hỏi nhiều thời gian và thường tạo không khí căng thẳng trong nhà trường, nên cần có những biện pháp QL khoa học và phù hợp.
Biện pháp 4: Xây dựng mối quan hệ Tốt đẹp giữa hội đồng GD và HĐQT
+ Về mức độ cần thiết: có 100% CBQL và GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết.
+ Về khả năng thực hiện: có 61,8% CBQL đánh giá thực hiện được, 23,5% khó thực hiện được. GV: 63,5% đánh giá thực hiện được, 18,8% khó thực hiện.
Kết quả trên cho thấy: đa số CBQL và GV đều đánh giá biện pháp xây dựng mối quan hệ Tốt đẹp giữa HĐQT và HĐGD là cần thiết và thực hiện được nhưng tỷ lệ phần trăm không cao. Bên cạnh đó vẫn còn không ít CBQL và GV cho là khó thực hiện, một số ít cho rằng không thực hiện được. Đánh giá này phù hợp với thực tế đang diễn ra tại các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng GV chuyển trường đi nơi khác diễn ra phổ biến. GV chưa yên tâm công tác tại trường vì lo lắng những quyền lợi của họ không được thực hiện đúng, cơ hội học tập hạn chế, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động chưa được giải quyết thoả đáng. Tổ chức công đoàn trong nhà trường chưa thể hiện Tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động.
Biện pháp 5: Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho GV và nhân viên
+ Có 100% CBQL và 100% GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết + Có 70,6% CBQL và 62,4% GV đánh giá là thực hiện được và có 20,6% CBQL và 29,4% GV đánh giá là khó thực hiện và cong lại đánh giá là không thực hiện được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả trên cho thấy đây là biện pháp cần thiết nhất nhưng tính khả thi lại thấp nhất trong tất cả các biện pháp. Điều đó cho thấy rằng việc giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi trong lĩnh vực tài chính giữa một bên là người lao động với một bên là người sử dụng lao động là vấn đề không đơn giản. HT phải là người khéo léo trong việc cân bằng quyền lợi giữa hai bên, cần nắm rõ các văn bản nhà nước về GD đào tạo, về luật lao động, luật doanh nghiệp và các văn bản khác về các chế độ thu chi trong nhà trường, tránh không để GV - người lao động phải chịu những thiệt thòi trong quá trình công tác. Bên cạnh đó HT cũng phải luôn luôn QL Tốt HĐDH của GV để cho HĐDH đạt chất lượng cao, nâng cao thương hiệu của nhà trường từ đó mang lại các lợi ích lâu dài về mặt tài chính.
Có thể nói đây là biện pháp rất quan trọng nhưng không dễ thực hiện đối với các trường ngoài công lập có HĐQT luôn luôn đặt vấn đề lợi ích trước mắt lên hàng đầu.
Tóm lại: các biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài này, là dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng tại các trường THPT ở địa phương. Kết quả khảo sát đều cho thấy tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp và có thể áp dụng tại các trường THPT ngoài công lập. Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính kế thừa tác giả đã đề xuất một số biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác QL HĐDH của HT cho HT và GV; Tăng cường QL chương trình, kế hoạch DH của GV; Tăng cường công tác QL chất lượng giờ dạy; Xây dựng mối quan hệ Tốt đẹp giữa hội đồng sư phạm và HĐQT nhà trường; Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho GV và nhân viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mỗi biện pháp đề xuất có mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành khác nhau, đồng thời có vai trò và ý nghĩa khác nhau trong công tác QL HĐDH. Tuy nhiên, chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện Tốt biện pháp này sẽ là động lực là cơ sở để thực hiện các biện pháp khác, chúng nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
Các biện pháp đề xuất đều được khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi, kết quả cho tấy tất có những biện pháp đề xuất rất cần thiết và cần thiết. Tuy có tỷ lệ đánh giá cao thấp khác nhau nhưng kết quả cũng cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi trong điều kiện môi trường GD THPT ngoài công lập. Có những biện pháp rất cần thiết nhưng tính khả thi lại chưa thật cao do những tác động khách quan từ nhiều phía, đặc biệt từ phía HĐQT nhà trường.
Thực tiễn và lý luận đều cho thấy, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp QL HĐDH mới mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác QL HĐDH nói riêng và QL nhà trường nói chung của HT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng GD thì một trong những khâu mang tính chất chiến lược đó là nâng cao chất lượng QL GD, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ xã hội. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của người HT trong QL nhà trường.
Trong công tác QL của người HT thì QL HĐDH được đặc biệt coi trọng và giữ vị trí hàng đầu. QL HĐDH là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể QL đến đối tượng QL trong nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng Tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho HĐDH trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu GD.
Công tác QL HĐDH của người HT trường THPT gồm 10 nội dung cơ bản đó là: Phân công giảng dạy cho GV và xây dựng thời khóa biểu; QL kế hoạch và chương trình giảng dạy; QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy; QL giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của GV; QL việc dự giờ, đánh giá giờ dạy và công tác thi đua của GV; QL sinh hoạt tổ chuyên môn; QL phương tiện, thiết bị DH và các điều kiện hỗ trợ cho HĐDH; QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; QL công tác phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi và ôn tập HS lớp 12 thi Tốt nghiệp; QL việc bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho GV.
Thực trạng QL HĐDH của các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó còn tồn tại không ít những hạn chế. Từ kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra dành cho 2 nhóm khách thể, phương pháp nghiên cứu sản phẩm; phương pháp quan sát và phỏng vấn HT, PHT, TTCM và GV, có thể đánh giá thực trạng công tác QL HĐDH của HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn chế. Về nhận thức thì các HT đã thấy rõ vị trí quan trọng của công tác QL HĐDH, nhưng công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực hiện và công tác chỉ đạo và kiểm tra của một số HT đối với việc thực hiện kế hoạch của GV chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát và còn mang tính hình thức. bên cạnh đó công tác kiểm tra chưa được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân khách quan có nhiều ảnh hưởng hơn, chủ yếu do tác động từ phía HĐQT
Xuất phát từ các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính kế thừa tác giả đã đề xuất 5 biện pháp để QL HĐDH như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác QL HĐDH của HT cho HT và GV; Tăng cường QL chương trình, kế hoạch DH của GV; Tăng cường công tác QL chất lượng giờ dạy; Xây dựng mối quan hệ Tốt đẹp giữa hội đồng sư phạm và HĐQT nhà trường; Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho GV và nhân viên.
Các biện pháp đề xuất đều được khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi, kết quả cho tấy tất có những biện pháp đề xuất rất cần thiết và cần thiết. Tuy có tỷ lệ đánh giá cao thấp khác nhau nhưng kết quả cũng cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi trong điều kiện môi trường GD THPT ngoài công lập. Có những biện pháp rất cần thiết nhưng tính khả thi lại chưa thật cao do những tác động khách quan từ nhiều phía, đặc biệt từ phía HĐQT nhà trường.
Nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là một yêu cầu cấp bách của GD hiện nay. Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống GD quốc dân. Mục tiêu của GD THPT là nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [5]
Để nâng cao chất lượng GD ở cấp THPT đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, song biện pháp chủ yếu là nâng cao chất lượng giảng dạy của GV trong nhà trường. QL HĐDH là nhiệm vụ quan trọng nhất, đòi hỏi đầu tư