Các mối quan hệ của HT THPT

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 37)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.3.4.Các mối quan hệ của HT THPT

1.3.4.1. Quan hệ giữa HT và các PHT

Điều lệ trường Trung học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của PHT:

“Thực hiện và chịu trách nhiệm trước HT về nhiệm vụ được HT phân công; cùng với HT chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; thay mặt HT điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền...”.

Quan hệ HT với PHT là quan hệ chỉ huy, chấp hành. PHT là người thực hiện các quyết định của HT, đồng thời tham mưu giúp HT điều hành, QL nhà trường. PHT phụ trách chuyên môn giúp HT trong phân công giảng dạy, xây dựng thời khóa biểu, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV, QL việc kiểm tra đánh giá HS...

Ở các trường ngoài công lập, cả HT và PHT đều do HĐQT lựa chọn và bổ nhiệm, sau đó Sở GD&ĐT ra quyết định công nhận chức danh. Do đó quan hệ của HT và PHT có đôi nét khác biệt, quan hệ này không hẳn là quan hệ mệnh lệnh - phục tùng. PHT còn có thể là người thân của HĐQT, nhưng do chưa đủ khả năng điều hành chung mà tạm thời chấp nhận vị trí đó. Do đó, có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường ngoài công lập PHT lại có uy quyền “ngầm định” hơn cả HT. PHT khi đó là người thay mặt HĐQT giám sát HT trong các công việc điều hành chung. Ở một số trường khác PHT thậm chí còn là thành viên của HĐQT, nhưng HT thì không có vai trò đó. Như vậy, mối quan hệ giữa HT và PHT của các trường ngoài công lập có phức tạp hơn so với các trường công lập.

1.3.4.2. Quan hệ giữa HT và TTCM

Điều lệ trường Trung học đã ghi rõ: “GV trường Trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn có một TT và một hoặc hai tổ phó do HT chỉ định và giao nhiệm vụ”. [3]

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và QL kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch DH, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường...”. [3]

Từ nhiệm vụ của tổ chuyên môn ta thấy vai trò của TTCM rất quan trọng trong việc giúp HT QL HĐDH.

Ở các trường THPT công lập, TTCM do HT chỉ định có tham khảo ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường. Số các tổ chuyên môn đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu. Tuy nhiên, ở các trường THPT ngoài công lập, tổ chuyên môn thường ghép nhiều môn, nhằm giảm bớt chi phí chi trả cho TTCM và các chi phí khác. Có trường chỉ có 2 tổ CM là tổ TN và tổ XH, có trường có 4 tổ là tổ Toán; Tổ Văn; Tổ TN; Tổ XH… Hơn nữa, TTCM không phải do HT chỉ định nên ít nhiều mất đi sự phục tùng trong công việc đối với HT.

1.3.4.3. Quan hệ giữa HT và GV bộ môn, GV chủ nhiệm, nhân viên

Điều 15 Luật GD đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học...”. [5]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV chính là lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới GD phổ thông và chất lượng GD của nhà trường. Đổi mới chương trình THPT là nhằm hướng tới chất lượng GD, phát triển tối ưu các phẩm chất và năng lực của HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu này, một mặt người GV phải có những nỗ lực nội tại của bản thân, mặt khác phải được tạo điều kiện thuận lợi ở các cấp QL, nhất là HT nhà trường. HT cần thể hiện tính dân chủ trong QL, tôn trọng nhân cách GV, tôn trọng tính sáng tạo của GV, tinh thần hợp tác trong nhà trường, quan tâm đến việc bồi dưỡng GV, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ.

Ở các trường THPT ngoài công lập, quan hệ giữa HT và GV cũng có nhiều khác biệt so với các trường THPT công lập. GV ở các trường ngoài công lập ngoài việc thực hiện các yêu cầu về mặt chuyên môn theo quy định của ngành dưới sự QL của HT còn phải thực hiện các công việc do HĐQT giao phó như công tác tuyển sinh tại các trường THCS – một trong những công tác quan trọng của các trường THPT ngoài công lập. GV được hợp đồng lao động trực tiếp với HĐQT nhà trường và được hưởng các quyền lợi theo nội dung hợp đồng, đồng thời HĐQT cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với GV theo quy định của luật lao động. Tất cả những khác biệt ấy làm cho GV ở các trường ngoài công lập trước hết tuân thủ các yêu cầu của HĐQT rồi mới tới yêu cầu của HT. Bên cạnh đó, quan hệ giữa HT và GV cũng là quan hệ đồng nghiệp rất bình đẳng và hợp tác. Cả HT và GV đều hiểu rõ họ cùng đang là người được hợp đồng lao động với cùng một nhân vật (có thể là một công ty, hoặc là một cá nhân) do đó cần có những hỗ trợ cho nhau để cùng hoàn thành công việc.

Tóm lại, quan hệ giữa HT và GV là quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng thực hiện tốt công việc ở vị trí được giao phó, cùng chịu những tác động tương đối như nhau từ phía HĐQT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.4. Quan hệ giữa HT và tập thể HS

Tập thể HS vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự quản. Đây là lực lượng lớn và có vị trí không nhỏ trong công tác QL của HT. Do đó cần quan tâm đến việc xây dựng tập thể HS. Trong xây dựng tập thể HS, GV chủ nhiệm là người thay mặt HT đảm nhận vai trò chủ đạo trong công tác tổ chức, GD HS ở mỗi lớp. Vì vậy khi chọn GV chủ nhiệm cần chú ý năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và khả năng công tác quần chúng của GV.

1.3.4.5. Quan hệ giữa HT và HĐQT

Với các trường THPT ngoài công lập, thì quan hệ giữa HT và HĐQT được nêu rõ trong Quy chế hoạt động của các trường ngoài công lập như sau: “HT phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và HĐQT về việc thực hiện các quy định, quy chế về GD - đào tạo, bảo đảm chất lượng hoạt động GD - đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao”

Như vậy, quan hệ giữa HT và HĐQT là quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, HT nếu thực hiện không tốt các quyết định của HĐQT có thể sẽ bị thay thế nhanh chóng - điều mà rất khó thực hiện ở môi trường công lập. Trong trường hợp HĐQT can thiệp quá sâu vào công tác QL của HT như phân công giảng dạy cho GV, phân công chủ nhiệm, công tác thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại GV và HS… sẽ làm cho HT trở nên thụ động, không thoải mái về mặt tâm lý, dẫn đến chán ghét công việc và chức danh không có thực quyền. Hơn nữa, những người trong HĐQT phần lớn không phải là những người có chuyên môn trong ngành GD, do đó đôi khi những quyết định của họ đưa ra trong công tác QL GD chưa hẳn đã là tối ưu, hoặc nếu họ biết biện pháp tối ưu thì chưa chắc họ đã cho phép HT thực hiện vì còn liên quan đến vấn đề kinh tế…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.6. Quan hệ giữa HT và các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn trong nhà trường

+ Quan hệ của HT và tổ chức Đảng

HT dù là đảng viên hay không phải đảng viên, đều quán triệt nguyên tắc cơ bản, đó là: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam trong nhà trường. Sự lãnh đạo chi bộ đảng trong nhà trường thể hiện ở ba mặt: lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tư tưởng, lãnh đạo tổ chức. HT phải chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng và các nghị quyết của chi bộ và phải báo cáo thường xuyên cho chi bộ về tình hình hoạt động của nhà trường.

+ Quan hệ giữa HT và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

HT phải tôn trọng tính độc lập của Đoàn trường. Đây không phải là cơ quan chức năng trong bộ máy QL của HT. Do đó, quan hệ giữa HT và Đoàn trường là quan hệ bình đẳng, hợp tác nhằm mục đích chung là thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

+ Quan hệ của HT và Công đoàn

Công đoàn là tổ chức quần chúng trong trường học, chịu sự lãnh đạo của chi bộ đảng. HT cần tôn trọng tính độc lập của Công đoàn, quan hệ với Công đoàn là quan hệ bình đẳng, hợp tác.

1.3.4.7. Quan hệ giữa HT và Ban đại diện cha mẹ HS

Điều 96 Luật GD ghi rõ: “Ban đại diện cha mẹ HS được tổ chức trong mỗi năm học ở GD mầm non và GD phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ HS từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động GD...”. [5]

Đây là tổ chức xã hội hoạt động độc lập, nhằm giúp nhà trường thực hiện các hoạt động GD. Vì vậy, HT cần tranh thủ sự ủng hộ của Ban trong việc phối hợp GD HS, trong việc hỗ trợ xây dựng CSVC trường học và các mặt khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài các mối quan hệ đã phân tích, HT còn có những mối quan hệ khác có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác QL nhà trường nói chung và QL HĐDH nói riêng. Đó là quan hệ giữa HT với chính quyền địa phương, với các cấp QL GD.

Tóm lại, quan hệ của HT với các tổ chức, cá nhân trong các trường THPT là các mối quan hệ đa dạng và phức tạp, đặc biệt phức tạp hơn với các trường THPT ngoài công lập. Giải quyết tốt các mối quan hệ đó là thách thức lớn nhất của bất kỳ người HT nào. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người HT phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết. HT phải thực sự là con chim đầu đàn, có uy tín về HĐDH, nghiệp vụ QL và đặc biệt là người gương mẫu trong công tác lẫn sinh hoạt đời thường, là tấm gương phấn đấu không ngừng về mọi mặt. HT các trường ngoài công lập còn phải là người tạo dựng tốt các mối quan hệ với HĐQT, cân bằng giữa nâng cao chất lượng GD với tăng lợi nhuận cho HĐQT.

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 37)