QL việc dự giờ, đánh giá GVvà công tác thi đua giảng dạy

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 75)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2.5. QL việc dự giờ, đánh giá GVvà công tác thi đua giảng dạy

Bảng 2.6a. Tự đánh giá của HT về các biện pháp QL việc dự giờ, đánh giá GV và công tác thi đua

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Quy định số giờ thao giảng và dự giờ của GV 3 0 0 3 0 2 Xây dựng KH dự giờ GV hằng tuần 2 1 0 2.67 0.58

3 Dự giờ, đánh giá thi đua GV 3 0 0 3 0

4 Dự giờ thao giảng về ĐM PPDH, ứng dụng CNTT 2 1 0 2.67 0.58

5 Dự giờ định kỳ có báo trước 3 0 0 3 0

6 Dự giờ đột xuất 2 1 0 2.67 0.58

7 Có biện pháp giúp đỡ GV mới 3 0 0 3 0

x= 2.86

Bảng 2.6b. Đánh giá của PHT, TTCM, TPCM về các biện pháp của HT để QL việc dự giờ, đánh giá GVvà công tác thi đua (31 ngƣời)

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Quy định số giờ thao giảng và dự giờ của GV 30 1 0 2.97 0.18 2 Xây dựng KH dự giờ GV hằng tuần 30 1 0 2.97 0.18

3 Dự giờ, đánh giá thi đua GV 29 2 0 2.94 0.25

4 Dự giờ thao giảng về ĐM PPDH, ứng dụng CNTT 30 1 0 2.97 0.18

5 Dự giờ định kỳ có báo trước 30 1 0 2.97 0.18

6 Dự giờ đột xuất 30 1 0 2.97 0.18

7 Có biện pháp giúp đỡ GV mới 29 2 0 2.94 0.25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6c. Đánh giá của GV về các biện pháp của HT để QL việc dự giờ, đánh giá GVvà công tác thi đua (139 ngƣời)

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Quy định số giờ thao giảng và dự giờ của GV 82 3 0 2.96 0.18 2 Xây dựng KH dự giờ GV hằng tuần 83 2 0 2.98 0.15

3 Dự giờ, đánh giá thi đua GV 82 3 0 2.96 0.18

4 Dự giờ thao giảng về ĐM PPDH, ứng dụng CNTT 82 3 0 2.96 0.18

5 Dự giờ định kỳ có báo trước 80 5 0 2.94 0.24

6 Dự giờ đột xuất 77 8 0 2.91 0.29

7 Có biện pháp giúp đỡ GV mới 75 10 0 2.88 0.32

z= 2.94 Hệ số tƣơng quan r = 0.37

Kết quả đánh giá của HT về các biện pháp QL dự giờ, đánh giá GV và công tác thi đua có độ tập trung cao. Kết quả bảng 6b cho thấy nhóm 2 đánh giá cao mức độ thực hiện các biện pháp QL của HT về QL dự giờ, đánh giá GV và công tác thi đua (điểm trung bình đạt 2.96/3). Độ lệch chuẩn các biện pháp QL: (s<0,30), chứng tỏ đánh giá của nhóm 2 có độ tập trung cao.

Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp ở 2 nhóm có sự khác biệt rõ, nhất là các biện pháp 4, 5. Nghiên cứu các tài liệu QL của HT, PHT chuyên môn, tổ trưởng và trao đổi với HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có thể nhận thấy như sau: Hầu hết HT đã đưa kế hoạch dự giờ, đánh giá GV vào trong kế hoạch tháng, học kỳ và năm học. Quy định cụ thể số tiết dự giờ và thao giảng cho mỗi GV trong một học kỳ, GV mới ra trường phải có số giờ dự nhiều hơn các GV khác. TTCM chịu trách nhiệm QL việc dự giờ và thao giảng của GV trong tổ mình. Quy định mỗi GV phải có sổ dự giờ, có nhận xét những ưu điểm, tồn tại qua mỗi tiết dự giờ của đồng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dự giờ là việc làm thường xuyên của GV, nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Ngoài ra, dự giờ còn để đánh giá chất lượng đội ngũ GV, làm cơ sở đánh giá thi đua hàng năm. Dự giờ có đánh giá xếp loại thường được các HT tiến hành theo định kỳ và dựa theo phiếu đánh giá giờ dạy của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, thực tế công tác QL việc dự giờ, đánh giá GV hiện nay ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế, đó là việc dự giờ có tính chất phong trào, đủ số tiết quy định, đánh giá giờ dạy thiếu khách quan, với tâm lý nể nang. HT không dành nhiều thời gian cho công tác này, vì nhiều lý do, trong đó có lý do ngại đụng chạm đến HĐDH của GV. Vì vậy tác dụng tích cực của việc dự giờ học tập kinh nghiệm hạn chế, nên tạo ra tâm lý chủ quan, ảnh hưởng đến công tác thi đua trong trường học.

Người HT QL nhà trường giỏi là người đánh giá được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng GV, để phân công giảng dạy phù hợp, phát huy được năng lực của GV, đồng thời có biện pháp giúp đỡ những GV hạn chế về HĐDH. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nguời HT phải có uy tín thực sự, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vì vậy, khi xem xét bổ nhiệm một HT trường THPT không thể bỏ qua tiêu chí về năng lực HĐDH. Người không giỏi về HĐDH mà lãnh đạo nhà trường thì họ không thể đi sâu vào nhiệm vụ chính của nhà trường, đó là QL HĐDH của GV và học tập của HS, mà họ thường chú trọng đến các hoạt động khác có tính chất bề nổi và dễ mắc bệnh thành tích.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể kết luận: biện pháp QL của HT về dự giờ, đánh giá GV và công tác thi đua các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết khoa học đã đưa ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.6. QL sinh hoạt tổ chuyên môn

Bảng 2.7a. Tự đánh giá của HT về các biện pháp QL sinh hoạt Tổ chuyên môn STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 3 0 0 3 0

2 Hướng dẫn việc thao giảng, RKN 3 0 0 3 0.58

3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khao học 1 2 0 2.33 0.58 4 Quy định chế độ sinh hoạt và báo cáo chuyên môn 3 0 0 3 0

5 Đánh giá thi đua GV trong tổ 3 0 0 3 0

6 Dự sinh hoạt CM ở tổ và kiểm tra kế hoạch SH CM 2 1 0 2.67 0.58

x= 2.83

Bảng 2.7b. Đánh giá của PHT, TTCM, TPCM về các biện pháp của HT để quản lý sinh hoạt TCM (31 ngƣời)

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 29 2 0 2.94 0.25 2 Hướng dẫn việc thao giảng, RKN 23 8 0 2.74 0.44 3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khao học 22 9 0 2.71 0.45 4 Quy định chế độ sinh hoạt và báo cáo chuyên môn 25 6 0 2.81 0.4 5 Đánh giá thi đua GV trong tổ 20 11 0 2.65 0.48 6 Dự sinh hoạt CM ở tổ và kiểm tra kế hoạch SH CM 22 9 0 2.71 0.45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7c. Đánh giá của GV về các biện pháp của HT để quản lý sinh hoạt TCM (85 ngƣời)

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 82 3 0 2.96 0.18 2 Hướng dẫn việc thao giảng, RKN 77 8 0 2.91 0.29 3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khao học 78 7 0 2.92 0.27 4 Quy định chế độ sinh hoạt và báo cáo chuyên môn 79 6 0 2.93 0.26 5 Đánh giá thi đua GV trong tổ 78 7 0 2.92 0.27 6 Dự sinh hoạt CM ở tổ và kiểm tra kế hoạch SH CM 81 4 0 2.95 0.21

z= 2.93

Hệ số tƣơng quan r = 0.64

Kết quả đánh giá của HT có điểm trung bình chung cao và độ lệch chuẩn thấp chứng tỏ đánh giá của HT, PHT có độ tập trung cao và nhóm 2 đánh giá cao các biện pháp QL tổ chuyên môn của HT, cụ thể điểm trung bình chung 2,93. Độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,3 chứng tỏ đánh giá của nhóm 2 có sự thống nhất cao.

Tìm hiểu cụ thể công tác triển khai hướng dẫn nhiệm vụ năm học bậc trung học của Sở GD&ĐT hàng năm, bảng kế hoạch năm học của HT, kế hoạch HĐDH của tổ cho thấy: HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh đã rất coi trọng việc hướng dẫn các nội dung trong sinh hoạt tổ chuyên môn, ngoài những nội dung có tính hành chính, sinh hoạt tổ chuyên môn phải đi sâu vào các nội dung như: thảo luận về những kiến thức mới và khó của từng chương, thống nhất mục tiêu bài dạy, xác định các phương pháp, hình thức tổ chức lớp học phù hợp với nội dung kiến thức; tổ chức chuyên đề; xây dựng đề kiểm tra; trao đổi, đánh giá giờ dạy GV... Những nội dung trên đều thấy thể hiện ở kế hoạch tuần, tháng và học kỳ của tổ chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên vẫn còn đôi lúc HT chưa chú trọng đến việc hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, nên sinh hoạt chỉ dừng lại việc thông báo kế hoạch nhà trường, vì vậy chất lượng sinh hoạt chuyên môn hạn chế. Thực tế cho thấy, GV thường có tâm lý ngại tham gia vào các hoạt động như: thao giảng, tổ chức chuyên đề, nhận xét đồng nghiệp khi dự giờ thao giảng, ngại hội họp. Vì vậy, họ cho rằng kết quả mà HT thực hiện được trong QL tổ chuyên môn hiện tại là tốt. Ngược lại, HT thấy cần thiết phải sử dụng đồng bộ các biện pháp QL thì hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu.

Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học; biên bản thanh tra toàn diện nhà trường THPT; Báo cáo tổng kết năm học của các trường và các tài liệu khác đã cho thấy những hạn chế trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Cụ thể: nội dung sinh hoạt đơn điệu, chủ yếu là thông báo kế hoạch nhà trường và tổ, thiếu hoạt động trao đổi HĐDH. Một số trường THPT tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn không theo đúng quy định của Bộ, thiếu sự QL của HT. Một số TTCM chưa thể hiện được vai trò đầu tàu trong HĐDH, uy tín thấp, điều hành lúng túng. Việc tổ chức các chuyên đề HĐDH ở tổ chưa được quan tâm, đánh giá thi đua GV còn nặng tâm lý nể nang, nên tác dụng thúc đẩy phong trào hạn chế. Kết quả đó cho thấy, nhận định của TT, GV và HT, PHT về các biện pháp QL tổ chuyên môn chưa có sự thống nhất cao.

Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể nhận định: biện pháp QL sinh hoạt tổ chuyên môn của HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá HS và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)