8. Đóng góp mới của đề tài
2.2.2. QL kế hoạch, chương trình giảng dạy
Cách tính điểm như sau: Mức độ thực hiện: Thường xuyên (TX): 3 điểm;
Không thường xuyên (KTX): 2 điểm; Không thực hiện (KTH): 1 điểm.
Bảng 2.3a. Tự đánh giá của HT về các biện pháp QL chƣơng trình, kế hoạch DH STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Cung cấp cho GVBM PPCT môn học 3 0 0 3 0
2 Yêu cầu TCM lập KH theo năm, HK. Duyệt KH 3 0 0 3 0 3 Kiểm tra việc thực hiện CT từng tuần, tháng, HK 2 1 0 2.67 0.58 4 Có biện pháp xử lý GV thực hiện không đúng PPCT 1 2 0 2.33 0.58 5 Phối hợp với PHT phụ trách CM để QL CT 3 0 0 3 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3b. Đánh giá của PHT, TTCM, TPCM về các biện pháp của HT để QL CT, kế hoạch dạy học (Tổng 31 ngƣời)
STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Cung cấp cho GVBM PPCT môn học 29 2 0 2.94 0.25
2 Yêu cầu TCM lập KH theo năm, HK. Duyệt KH 26 5 0 2.84 0.37 3 Kiểm tra việc thực hiện CT từng tuần, tháng, HK 28 3 0 2.9 0.3 4 Có biện pháp xử lý GV thực hiện không đúng PPCT 30 1 0 2.97 0.18 5 Phối hợp với PHT phụ trách CM để QL CT 29 2 0 2.94 0.25
y= 2.91
Bảng 2.3c. Đánh giá của GV về các biện pháp của HT để QL CT, kế hoạch DH (Tổng 85 ngƣời) STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Cung cấp cho GVBM PPCT môn học 81 4 0 2.95 0.21 2 Yêu cầu TCM lập KH theo năm, HK. Duyệt KH 80 5 0 2.94 0.24 3 Kiểm tra việc thực hiện CT từng tuần, tháng, HK 79 6 0 2.93 0.26 4 Có biện pháp xử lý GV thực hiện không đúng PPCT 82 3 0 2.96 0.18 5 Phối hợp với PHT phụ trách CM để QL CT 80 5 0 2.94 0.24
z= 2.95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá của HT về mức độ thực hiện các biện pháp QL chương trình, kế hoạch DH và kết quả thực hiện các biện pháp này là cao và tương đối thống nhất, cụ thể điểm trung bình chung: Xét kết quả ở bảng 3b ta thấy: Đánh giá của nhóm 2 về biện pháp QL chương trình và kế hoạch DH của HT cao hơn đánh giá của HT, độ lệch chuẩn thấp, chứng tỏ đánh giá của nhóm 2 có độ tập trung cao.
Tác giả nghiên cứu các hồ sơ QL của tổ chuyên môn và trực tiếp tham gia vào các đoàn kiểm tra, thanh tra toàn diện của công ty TNHH Thanh Sơn, đơn vị đúng tên mở trường tại các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng - Quảng Ninh đã nhận thấy: việc xây dựng kế hoạch ở các tổ chuyên môn còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức. Nhiều tổ trưởng lúng túng trong xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và điều hành các hoạt động HĐDH của tổ.
Qua tìm hiểu kế hoạch của HT, PHT và TTCM ở các trường thuộc khách thể nghiên cứu, tác giả nhận thấy: biện pháp kiểm tra của một số HT chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức, nên kết quả kiểm tra hạn chế.
Đối chiếu kết quả nghiên cứu sản phẩm và điều tra bằng phiếu ta thấy: đánh giá của HT là phù hợp với thực tế tại các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Công tác kiểm tra nhà trường nói chung và kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy nói riêng của HT các trường THPT chưa được tiến hành thường xuyên, biện pháp kiểm tra còn nặng tính hành chính, nên kết quả hạn chế.
Kết quả cho thấy 2 nhóm đều đánh giá cao biện pháp xử lý GV không thực hiện đúng phân phối chương trình. Song trên thực tế các biện pháp xử lý GV vi phạm mới dừng lại ở việc nhắc nhở, đánh giá thi đua GV, chưa có những biện pháp hữu hiệu, nên tác dụng còn hạn chế.
Hệ số tương quan là 0,61 cho thấy cả 2 nhóm đều đánh giá cao sự phân công và phối hợp chặt chẽ của HT và PHT trong QL chương trình và HT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường phân công việc QL chương trình và kế hoạch DH cho PHT chuyên môn theo dõi.
Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu trên có thể nhận thấy: muốn QL tốt chương trình, kế hoạch DH, ngoài việc quy định các loại hồ sơ cần có của tổ chuyên môn và GV, thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra. Tổ, nhóm HĐDH là đơn vị cơ sở và QL trực tiếp GV, vì vậy cần giao trách nhiệm kiểm tra thường xuyên cho tổ, nhóm HĐDH. Kết quả kiểm tra phải được nhận xét, đánh giá và thông báo công khai trong cuộc họp hội đồng GD gần nhất. Kết quả kiểm tra phải là một trong những cơ sở đánh giá xếp loại GV hàng năm, là động lực giúp GV phấn đấu giảng dạy tốt. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, công tác QL chương trình và kế hoạch DH của HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế. Kết quả này phù hợp với giả thuyết khoa học.
2.2.3. QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy
Bảng 2.4a. Tự đánh giá của HT về các biện pháp QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy
STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài 3 0 0 3 0 2 Cung cấp SGK, tài liệu, PTDH cho GV 2 1 0 2.67 0.58 3 Thực hiện kiểm tra giáo án định kỳ 3 0 0 3 0
4 Tổ chức lao động khoa học 2 1 0 2.67 0.58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4b. Đánh giá của PHT, TTCM, TPCM về các biện pháp QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy (Tổng 31 ngƣời)
STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài 29 2 0 2.94 0.25 2 Cung cấp SGK, tài liệu, PTDH cho GV 28 3 0 2.9 0.3 3 Thực hiện kiểm tra giáo án định kỳ 27 4 0 2.87 0.34
4 Tổ chức lao động khoa học 28 3 0 2.9 0.3
y= 2.90
Bảng 2.4c. Đánh giá của GV về các biện pháp QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy (Tổng 85 ngƣời)
STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH
1 Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài 83 2 0 2.98 0.15 2 Cung cấp SGK, tài liệu, PTDH cho GV 77 8 0 2.91 0.29 3 Thực hiện kiểm tra giáo án định kỳ 78 7 0 2.92 0.27
4 Tổ chức lao động khoa học 78 7 0 2.92 0.27
z= 2.93
Hệ số tƣơng quan r = 0.75
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá của HT về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các biện pháp QL việc soạn bài, chuẩn bị tiết dạy là tương đối thống nhất, độ lệch chuẩn nhỏ chứng tỏ đánh giá của HT có độ tập trung cao.
Độ lệch chuẩn: (s<0,35), chứng tỏ đánh giá của nhóm 2 có độ tập trung cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả trên cho thấy sự thống nhất cao của 2 nhóm khách thể về mức độ thực hiện các biện pháp QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy. Tuy nhiên về kết quả thực hiện các khách thể đánh giá thiếu sự thống nhất. Cụ thể như sau:
Tìm hiểu thực tế tại các trường THPT, tác giả nhận thấy: hầu hết HT rất chú trọng đến việc hướng dẫn các quy định về soạn bài và chuẩn bị ĐDDH. Quy định GV lên lớp phải soạn giáo án mới, giáo án phải thể hiện rõ các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức lớp học, xử lý các tình huống sư phạm trên lớp. Một số trường còn quy định về mẫu giáo án chung cho GV, khuyến khích GV soạn giáo án điện tử và áp dụng công nghệ DH mới. HT còn quan tâm cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách GV và các tài liệu khác phục vụ cho công tác soạn giảng của GV.
Tuy vậy, thực tế thư viện nghèo nàn, chưa được dầu tư đúng mức nên GV gặp khó khăn trong cập nhật kiến thức và tham khảo tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
Công tác kiểm tra giáo án GV của một số HT chưa được tiến hành thường xuyên. Qua nghiên cứu hồ sơ kiểm tra của HT, PHT phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng, chúng tôi nhận thấy: hầu hết HT đã xây dựng kế hoạch, có phân công kiểm tra, quy định thời gian kiểm tra, tuy nhiên công tác kiểm tra ở một số HT còn hời hợt và mang tính hình thức.
HT cố gắng sắp xếp lao động của GV một cách khoa học để có thời gian đầu tư cho công tác soạn giảng. Theo quy định, tiết tiêu chuẩn mỗi GV THPT trong tuần là 17 tiết, thời gian còn lại dùng để đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH và chấm bài cho HS. Tuy nhiên do thiếu GV ở một số bộ môn, nên GV có số giờ dạy vượt nhiều so với quy định, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị giáo án và ĐDDH. Ngoài ra, đời sống của một bộ phận GV THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn khó khăn, nhất là các GV mới ra trường, nên chưa thật sự an tâm công tác và đầu tư sức lực, trí tuệ cho công tác giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu ở phiếu điều tra và tìm hiểu thực tế ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh về các biện pháp QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy, có thể thấy được những ưu điểm của HT trong việc hướng dẫn những quy định và yêu cầu về soạn bài, chuẩn bị tiết dạy; trong cung cấp sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho GV; trong việc tổ chức tổ chức lao động khoa học. Tuy nhiên công tác kiểm tra còn hạn chế và chưa có hiệu quả. Đây là hạn chế lớn nhất của HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh về QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với giả thuyết khoa học.