QL việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 122)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2.10. QL việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông và nâng cao chất lượng GD là một công tác lớn của các cấp QL GD. Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao trình độ về chính trị, HĐDH nghiệp vụ GV; nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; tăng cường kiến thức, năng lực sư phạm theo yêu cầu đổi mới phương pháp DH.

Có nhiều hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; thông qua sinh hoạt tổ, nhóm HĐDH; thông qua tự học, tự nghiên cứu; bồi dưỡng từ xa qua Internet, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, băng hình... .. Trong đó hình thức tự học, tự nghiên cứu là hình thức bồi dưỡng chính và hiệu quả nhất.

Kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy những ưu điểm, tồn tại trong công tác QL việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV của HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.11a. Tự đánh giá của HT về các biện pháp bồi dƣỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ 3 0 0 3 0 2 Tạo điều kiện để GV bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn 3 0 0 3 0 3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học 2 1 0 2.67 0.58

4 Xây dựng thư viện đạt chuẩn 1 2 0 2.33 0.58

5 Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho GV 3 0 0 3 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11b. Đánh giá của PHT, TTCM, TPCM về các biện pháp của HT để bồi dƣỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

(31 ngƣời) STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ 31 0 0 3 0 2 Tạo điều kiện để GV bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn 26 5 0 2.84 0.37 3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học 24 7 0 2.77 0.42

4 Xây dựng thư viện đạt chuẩn 20 11 0 2.65 0.48

5 Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho GV 23 8 0 2.74 0.44

y= 2.8

Bảng 2.11c. Đánh giá của GV về các biện pháp của HT để bồi dƣỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV (85 ngƣời)

STT Nội dung QL Mức độ thực hiện Số TB Độ lệch chuẩn TX KTX KTH

1 QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ 83 2 0 2.98 0.15 2 Tạo điều kiện để GV bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn 78 7 0 2.92 0.27 3 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học 77 8 0 2.91 0.29

4 Xây dựng thư viện đạt chuẩn 76 9 0 2.89 0.31

5 Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho GV 81 4 0 2.95 0.21

z= 2.93

Hệ số tƣơng quan r = 0.8

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá của HT về biện pháp này là không cao, điểm trung bình chung là 2,8. Đánh giá của nhóm 2 cao hơn HT, cụ thể điểm trung bình là 2,93, độ lệch chuẩn nhỏ chứng tỏ đánh giá có độ tập trung cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đó ta thấy HT rất chú ý đến công tác QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho GV hàng năm vào thời gian hè và giao cho các HT trách nhiệm QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức. Nội dung bồi dưỡng gồm có phần lý luận GD chung, đề cập đến những vấn đề về chính trị, xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD; phần HĐDH nghiệp vụ phụ thuộc vào yêu cầu của từng bộ môn; phần dành cho địa phương. Vì vậy công tác QL GV tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên của HT có nề nếp.

Những năm gần đây, Sở GD&ĐT Quảng Ninh rất chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nên đã chỉ đạo cho các HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của đơn vị mình, phấn đấu 100% GV đạt chuẩn và có ít nhất 10% GV trên chuẩn vào năm 2015. Nhờ vậy, số lượng GV theo học các lớp chuẩn hoá và trên chuẩn tăng mạnh, góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy ở các trường. Tuy nhiên với các trường ngoài công lập hiện nay chưa có chế độ chính sách cho GV được hưởng hỗ trợ khi đi đào tạo trên chuẩn, do đó GV thường tự bỏ kinh phí của bản thân để theo học đào tạo thạc sỹ, và sau khi đã Tốt nghiệp thì thường họ sẽ đi trường khác, đây là thực tế đáng buồn cho các trường ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Qua tìm hiểu kế hoạch HĐDH của nhà trường; kế hoạch HĐDH và biên bản sinh hoạt của tổ, nhóm HĐDH ở một số trường THPT cho thấy, kết quả điều tra bằng phiếu phù hợp với thực tế QL của HT về công tác tổ chức các buổi hội thảo khoa học, chuyên đề. Một số HT chưa chú ý đến công tác bồi dưỡng GV thông qua các hình thức tổ chức chuyên đề, hội thảo khoa học, vì thế không đưa vào kế hoạch nhà trường từ đầu năm học, việc tổ chức chuyên đề ở các tổ chuyên môn mang tính tự phát, thiếu đánh giá, nhận xét và biểu dương của HT, nên không tạo thành phong trào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung trong nhà trường. Nguyên nhân do vấn đề tài chính cho việc tổ chức các chuyên đề thường quá ít ỏi, nên ảnh hưởng đến công tác tổ chức và sự nhiệt tình của các tổ chuyên môn và GV.

Qua điều tra thực tế tại các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh nhận thấy: phần lớn thư viện các trường chưa có phòng đọc, chưa có những trang thiết bị cần thiết cho hoạt động. Số lượng đầu sách nghèo nàn, chủ yếu là SGK, sách tham khảo hạn chế, thiếu nhân viên thư viện qua đào tạo, thiếu sự đầu tư kinh phí để bổ sung sách hàng năm.

Những hạn chế trên theo chúng tôi có 2 nguyên nhân:

- Về khách quan: do khó khăn về tài chính, nên HĐQT đã ưu tiên giải quyết nhu cầu về phòng học, việc đầu tư các phòng chức năng trong đó có thư viện thường ở giai đoạn 2 của quá trình đầu tư xây dựng; Thực tế tại các trường THPT ngoài công lập kinh phí chi lương và các phụ cấp theo lương đã chiếm hơn 70% kinh phí hoạt động của nhà trường, số còn lại nhà đầu tư thu lãi suất nên việc tổ chức các hoạt động của nhà trường rất hạn chế, trong đó có việc đầu tư mua sách hàng năm cho thư viện.

- Về chủ quan: trường THPT ngoài công lập đã được đầu tư hoàn chỉnh, có đầy đủ phòng học, thư viện, thiết bị và các phòng chức năng khác, nhưng HT ít chú ý đến thư viện trường học, nên thiếu tổ chức, QL dẫn đến tình trạng thư viện nghèo nàn về đầu sách, không tạo sức hấp dẫn cho GV và HS đến thư viện để đọc và tham khảo tài liệu; Ngoài ra, phương pháp DH chậm được đổi mới, nên phần lớn GV thoả mãn với vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, ít tham khảo tài liệu để bổ sung thường xuyên kiến thức và phương pháp giảng dạy. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa có sự đổi mới mạnh mẽ, chủ yếu là kiểm tra học thuộc bài ghi chép trên lớp, vì thế HS ít tìm đến thư viện để đọc và tham khảo tài liệu để mở rộng kiến thức.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biện pháp chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của GV được 2 nhóm khách thể đánh giá có sự chênh lệch. Qua tìm hiểu thực tế, đời sống vật chất và tinh thần của GV THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã cải thiện đáng kể. Công tác thi đua khen thưởng được quan tâm, GV được lĩnh thưởng theo tháng. Ở trường THPT Yên Hưng và THPT Trần Quốc Tuấn HT đã tham mưu tích cực với HĐQT cho GV vay vốn để mua máy tính, hay lớn hơn là mua đất, làm nhà góp phần không nhỏ để GV an tâm công tác.

Đánh giá mức độ thực hiện các chắc năng quản lý của HT thong qua việc thực hiện các nội dung của QL HĐDH.

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các chức năng QL HĐDH của HT (119 người)

STT Chức năng QL Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch 39 32.8 68 57.1 12 10.1 0 0 2 Tổ chức thực hiện 2 1.68 65 54.6 40 33.6 12 10.1 3 Lãnh đạo - Chỉ đạo 7 5.88 61 51.3 44 37 7 5.88

4 Kiểm tra - Đánh giá 1 0.84 63 52.9 47 39.5 8 6.72

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy, HT các trường THPT ngoài công lập ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh mới chỉ thực hiện được các chức năng QL ở mức độ trên trung bình. Chức năng lập kế hoạch được thực hiện Tốt hơn cả, song do những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc tổ chức thực hiện và lãnh đạo chỉ đạo còn nhiều hạn chế. Chức năng kiểm tra đánh giá cũng chưa thật sự đạt được hiệu quả cao.

2.3. Các nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

+ Hầu hết HT đã nhận thức vị trí đặc biệt quan trọng của công tác QL HĐDH trong toàn bộ công tác QL nhà trường, biết rõ những nội dung QL HĐDH, từ đó xây dựng được kế hoạch và đề ra các biện pháp QL hữu hiệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Biện pháp QL việc phân công giảng dạy cho GV và sắp xếp thời khoá biểu; QL giờ dạy và hồ sơ HĐDH GV của HT có nhiều ưu điểm và phù hợp với giả thuyết khoa học. Ngoài ra ở từng nội dung QL HĐDH, HT đã xây dựng được một số biện pháp QL cụ thể, có những biện pháp thực sự đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Để có được những kết quả đó trước hết đội ngũ HT các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh đều được chọn lọc, đề bạt từ lực lượng GV dạy giỏi và đã trải qua quá trình QL từ tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường, từ PHT và hầu hết đều trải qua các khoá học QL trường THPT. Mặt khác có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của các cấp QL GD về công tác QL HĐDH ở các trường THPT, sự quan tâm của phụ huynh và sự ủng hộ của các lực lượng GD đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HT trong công tác QL.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

+ Công tác kiểm tra chưa được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả; Hơn nữa, việc xử lý kết quả sau kiểm tra chịu nhiều tác động từ HĐQT nên dần dần công tác kiểm tra mất đi sự quan trọng vốn có của nó.

+ GV ở các trường THPT ngoài công lập không có đích phấn đấu rõ ràng về mặt chuyên môn, tâm lý công tác không ổn định, luôn thường trực việc chuyển đổi sang các trường công lập hoạt sang các trường ngoài công lập có nhiều ưu đãi hơn, do vậy họ coi nhẹ việc kiểm tra đánh giá của HT, từ đó làm cho chất lượng kiểm tra đánh giá của HT cũng hạn chế.

+ GV soạn giáo án đối phó đối phó bằng cách sao chép lại giáo án cũ hoặc chép lại giáo án của GV khác, vì vậy chất lượng giờ dạy hạn chế;

+ Các GV có tâm lý nể nang, tình cảm cá nhân xen lẫn quan hệ công việc, GV không có tính cạnh tranh lớn với suy nghĩ “Tất cả cùng đi làm hợp đồng, không nên gây khó cho nhau”. Các GV đều có xu hướng bao che các lỗi về chuyên môn cho nhau, đẩy trách nhiệm đánh giá chuyên môn cho HT, PHT và HĐQT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng tính hành chính, hoạt động trao đổi HĐDH giữa các GV hạn chế. HT các trường THPT chưa có nhiều biện pháp để thúc đẩy hoạt động HĐDH, giúp GV học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và cùng nhau chuẩn bị Tốt các bài giảng. Các GV ngoài công lập cho rằng, họp hành quá nhiều không mang lại lợi ích thiết thực, họ ít có nhu cầu trao đổi chuyên môn theo chiều sâu vì cho rằng thực tế HS không thể tiếp thu được tất cả các kiến thức ấy, bù lại họ luôn cho rằng phương pháp QL HS trong giờ là quan trọng hơn cả.

+ Phương tiện, thiết bị DH ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn nhiều thiếu thốn, phong trào làm ĐDDH trong GV được không được duy trì, hơn nữa việc khai thác, sử dụng lại ít hiệu quả, công tác bảo quản thiết bị ít được chú ý, nên nhanh hỏng hóc. Việc đầu tư trang thiết bị DH và các điều kiện hỗ trợ DH phụ thuộc hoàn toàn vào HĐQT nhà trường nên HT khó có thể điều chỉnh được thực trạng này.

+ Do áp lực bệnh thành tích và bài toán kinh tế từ phía HĐQT, không thể cho HS lưu ban nếu chưa duyệt qua số lượng và thậm chí cả danh sách đối với HĐQT. Đa số HS THPT ngoài công lập bị lưu ban thì thường bỏ học, dẫn đến giảm sỹ số HS (là một trong những lý do giảm doanh thu). Mà khi HS yếu kém không được xử lý nghiêm khắc thì sẽ gây nhiều hậu quả và hệ luỵ hơn, những điều đó làm cho HT bị dồn nén về mặt tâm lý, làm cho GV và HS không thật sự thấy rõ tính nghiêm minh của các quy định.

+ Công tác phụ đạo HS yếu, kém chưa được các HT quan tâm đúng mức và có biện pháp phù hợp. Tỉ lệ HS yếu, kém ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh còn cao. Nguyên nhân chính là các GV phụ đạo HS yếu kém không được tính giờ dạy, tất cả do sự nhiệt tình của từng GV. Do đó, HT có yêu cầu bồi dưỡng HS yếu kém thì GV chỉ làm 1 và giờ hình thức. Hơn nữa, HS THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh phần lớn là HS yếu kém, không thi đỗ vào các trường công lập mới về học các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường ngoài công lập nên nếu thực hiện phụ đạo thì số lượng quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng. Mặc dù ban đầu các em tham gia học đông nhưng sỹ số các lớp phụ đạo lại giảm nhanh theo thời gian, nếu QL không tốt các em sẽ lấy lý do học phụ đạo để đi chơi hoặc làm việc riêng khác.

+ Các biện pháp QL của HT về bồi dưỡng HĐDH, nghiệp vụ cho GV còn hạn chế, nhất là việc tạo ra các điều kiện khả dĩ giúp GV tiếp cận với những hình thức bồi dưỡng hiệu quả, như qua Internet, phương tiện vô tuyến... Vì vậy khả năng cập nhật kiến thức, phương pháp, phương tiện DH mới của GV hạn chế, điều này ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp DH, nâng cao chất lượng giờ dạy. Ở các trường THPT ngoài công lập huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh các GV không thật sự thiết tha tham gia vào các lớp tập huấn tại Sở GD bởi lý do tài chính. Tiền công tác phí quá thấp, không phù hợp với chi tiêu cần thiết khi đi công tác của GV. Hơn nữa HĐQT nhận thức chưa thật

Một phần của tài liệu quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập ở huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 122)