8. Đóng góp mới của đề tài
1.4.9. QL công tác phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi và ôn tập
lớp 12 thi tốt nghiệp
Nâng cao chất lượng GD đại trà và chất lượng mũi nhọn ở các trường THPT là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía đội ngũ cán bộ QL, GV và HS. Những nỗ lực này nhằm giúp giảm thiểu tỉ lệ HS yếu, kém, nâng tỉ lệ trung bình trở lên và đỗ tốt nghiệp, đáp ứng mục tiêu đào tạo ở cấp THPT.
Trách nhiệm phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi và ôn tập cho HS dự thi tốt nghiệp là nhiệm vụ của GV. Để duy trì và đảm bảo chất lượng, HT cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và sử dụng tất cả những điều kiện có thể cho hoạt động.
1.4.10. QL việc bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho GV
Đánh giá về chất lượng GV, Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010 có nêu: “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả GD…” [4]. Đánh giá đó cho thấy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả GD là việc làm cấp bách và thường xuyên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.
- Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác.
QL Tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho GV là một yêu cầu lớn đối với HT, nhằm không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ GV. Tuy nhiên, ở các trường ngoài công lập công tác này chưa được thật sự quan tâm, phần lớn GV phải tự bồi dưỡng, việc tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở GD và Bộ GD tổ chức còn rất hạn chế do vấn đề tài chính và quan điểm của HĐQT trong từng vấn đề cụ thể.
Tóm lại, có 10 nội dung cụ thể của công tác QL HĐDH, người HT phải thực hiện Tốt cả 10 nội dung đó, tuy nhiên cần quan tâm nhiều hơn đến các nội dung quan trọng như QL giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của GV, QL việc dự giờ và đánh giá giờ dạy. Ở các trường THPT ngoài công lập thì các nội dung QL HĐDH trên đây được tiến hành linh hoạt và chịu nhiều ảnh hưởng từ phía HĐQT.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc QL HĐDH của HT THPT
1.5.1. Các yếu tố chủ quan về phía HT
Điều 16 Luật GD khẳng định vai trò của cán bộ QL: “Cán bộ QL GD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, QL, điều hành các hoạt động GD. Cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phấm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực QL và trách nhiệm cá nhân”.[5]
HT trường THPT có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng GD. Muốn thực hiện Tốt điều này, đòi hỏi người HT nói chung và HT trường THPT nói riêng cần phải có những phẩm chất và năng lực sau đây:
- Phải có trình độ, phẩm chất chính trị: Có giác ngộ sâu sắc về chính trị, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nắm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vững mục tiêu và nhiệm vụ của ngành.
- Phải giỏi về chuyên môn: Am hiểu sâu sắc về nội dung GD, nắm vững phương pháp GD và nguyên tắc tổ chức các quá trình GD. Đặc biệt am hiểu công việc của người GV.
- Nắm vững khoa học và nghệ thuật QL: QL là sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật. Khoa học và nghệ thuật QL chỉ khác nhau về phương pháp nhưng đối tượng của chúng chỉ là một. Một bộ môn thì biểu thị đối tượng dưới dạng hệ thống các nguyên tắc, còn bộ môn kia dưới dạng những hình mẫu. Bộ môn này xem QL như một lĩnh vực mà ở đó có những quy luật tác động, bộ môn kia xem nó như là một lĩnh vực của hoạt động sáng tạo. (G.K. Pôpôp) [19] Đối với các trường THPT ngoài công lập HT còn phải là người có những hiểu biết sâu sắc về luật lao động, luật doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước về GD ngoài công lập. HT phải là người biết cách tổ chức Tốt các hoạt động GD trong nhà trường theo các quyết định của HĐQT trên cơ sở cân đối chất lượng GD và chi phí tài chính, có hiểu biết về các hoạt động bổ trợ khác. HT còn là người có được sự tin tưởng của HĐQT trong công tác QL GD.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
1.5.2.1. Điều kiện về đội ngũ GV (số lượng, chất lượng)
Đội ngũ GV là lực lượng quyết định đến chất lượng GD của nhà trường, nên cần phải đảm bảo GV đủ về số lượng và đồng đều về chất lượng. Đánh giá về đội ngũ nhà giáo, Chiến lược phát triển GD 2001- 2010 có nêu: “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả GD” [4] .
Hiện nay hầu hết GV các trường THPT đều có trình độ đại học sư phạm. Tính đến năm học 2005-2006 cả nước đã có hơn 97% GV đạt chuẩn (Tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp đại học) và 1,7% GV đạt trên chuẩn (thạc sĩ). Tuy nhiên, đội ngũ GV THPT hiện nay còn có những hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, về ý thức và khả năng đổi mới phương pháp DH, sự say mê nâng cao hiểu biết và tay nghề, trình độ sử dụng thiết bị DH, còn thiếu hiểu biết và kỹ năng đánh giá theo xu thế, kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ còn có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. [40].
Trước tình hình trên, để QL có hiệu quả HĐDH, nâng cao chất lượng GD, người HT cần có những biện pháp trước mắt và lâu dài về xây dựng đội ngũ. Những biện pháp đó là:
+ Xây dựng kế hoạch bổ sung GV hàng năm.
+ Tạo điều kiện cho GV học tập để đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
+ Sắp xếp thời gian làm việc cho GV một cách khoa học, để có thời gian tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, ở các trường THPT ngoài công lập HT cần tham mưu với HĐQT có chính sách hỗ trợ về vật chất cho người đi học, phối hợp với Công đoàn chăm lo đời sống cho GV tạo sự gắn bó với nhà trường.
Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, gắn bó với nhà trường là nhiệm vụ quan trọng của HT. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dạy và GD của nhà trường.
1.5.2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất
CSVC trường học bao gồm: phòng học, phòng bộ môn, thư viện, ĐDDH, sân chơi,… đây là những điều kiện không thể thiếu được để vừa đảm bảo có thể tiến hành hoạt động giảng dạy, đồng thời để nâng cao chất lượng GD. Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng GD là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Muốn đạt được điều đó thì cần phải có sự đầu tư hợp lý về CSVC trường học, giúp cho các hoạt động nhà trường được tiến hành trong những điều kiện Tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.5.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá của các cấp QL GD
Kiểm tra, thanh tra, đánh giá của các cấp QL GD đối với nhà trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng, giúp HT có được những thông tin về công tác QL nhà trường nói chung và QL HĐDH nói riêng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Ngoài các yếu tố trên, điều kiện kinh tế - xã hội địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của nhà trường, trong đó có công tác QL HĐDH của HT. Những nơi kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định, các điều kiện DH được đảm bảo thường thu hút được GV. Ngược lại những vùng khó khăn, GV chưa thực sự gắn bó với nhà trường, nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy, công tác QL của HT sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ở các trường THPT ngoài công lập còn phải kể đến một yếu tố khách quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến công tác QL HĐDH của người HT đó là sự tác động từ phía HĐQT. Nếu HĐQT có những quyết định đúng đắn, có những cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho công tác QL của HT thì sẽ nâng cao chất lượng QL HĐDH, từ đó nâng cao chất lượng GD.
Tiểu kết chương 1
QL HĐDH là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể QL đến đối tượng QL trong nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng Tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho HĐDH trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu GD.
Trường THPT ngoài công lập có những đặc điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động so với các trường công lập, dẫn đến những khác biệt trong công tác QL HĐDH của HT.
Biện pháp QL HĐDH của HT trường THPT là cách thức tiến hành của HT để tác động đến những lĩnh vực trong QL HĐDH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này và nhằm thực hiện mục tiêu GD của cấp học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các nội dung chính trong QL của HT trường THPT bao gồm: QL HĐDH; QL công tác GD HS; QL GV, nhân viên; QL tài chính; QL cơ sở vật chất, trong đó QL HĐDH là quan trọng nhất.
Nội dung công tác QL HĐDH của người HT trường THPT gồm 10 nội dung cơ bản đó là: Phân công giảng dạy cho GV và xây dựng thời khóa biểu, QL kế hoạch và chương trình giảng dạy, QL việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy, QL giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của GV,…
Các mối quan hệ của HT THPT bao gồm quan hệ của HT với các PHT, TTCM, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, nhân viên; Quan hệ giữa HT và tập thể HS, ban đại diện cha mẹ HS và các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn
Với các trường THPT ngoài công lập, thì còn có quan hệ giữa HT và HĐQT. Tóm lại, quan hệ của HT với các tổ chức, cá nhân trong các trường THPT là các mối quan hệ đa dạng và phức tạp, đặc biệt phức tạp hơn với các trường THPT ngoài công lập. Giải quyết tốt các mối quan hệ đó là thách thức lớn nhất của bất kỳ người HT nào.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL HĐDH của HT trưởng THPT ngoài công lập bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó các yêu tố khách quan tác động mạnh mẽ hơn, mà bản thân các HT các trường THPT ngoài công lập không thể tự mình giải quyết được, đó là điều kiện về đội ngũ GV (số lượng, chất lượng), điều kiện về cơ sở vật chất, công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá của các cấp QL GD, và quan trọng nhất là sự tác động từ phía HĐQT.
Vì vậy, có thể nói rằng chương 1 của luận văn giúp cho người nghiên cứu có cơ sở lý luận, từ đó tìm hiểu được thực trạng công tác QL HĐDH của HT và đề xuất được những biện pháp phù hợp, có tính khả thi, giúp HT QL có hiệu quả HĐDH tại các trường THPT ngoài công lập ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh mà tác giả sẽ trình bày ở chương 2 và chương 3 của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP
Ở HUYỆN YÊN HƢNG TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và GD của huyện Yên Hƣng, tỉnh Quảng Ninh Yên Hƣng, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Yên Hưng là huyện nằm ở phía nam của Tỉnh Quảng Ninh. Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ. Nam giáp huyện Cát Hải của Thành phố Hải Phòng. Tây giáp huyện Thuỷ Nguyên của thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Bạch Đằng, có Phà Rừng để đảm bảo lưu thông. Đông giáp thành phố Hạ Long. Là huyện có diện tích tương đối lớn, khoảng 331,9 km2. Dân số khoảng 132.600 người (Điều tra năm 2004). Mật độ dân số 400 người/km2
. Huyện gồm một thị trấn và 19 xã.
Yên Hưng là vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Những di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên đảo Hoàng Tân cho thấy con người đã có mặt ở đây từ hàng nghìn năm trước Công nguyên. Yên Hưng là cái nôi văn hoá của Tỉnh Quảng Ninh, bao gồm rất nhiều di tích lịch sử, trong đó nổi tiếng là Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng.
Địa hình của Yên Hưng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Chảy ngang huyện là sông Chanh dài 20 km, là một nhánh của sông Bạch Đằng, chia huyện ra làm hai vùng Nam Bắc. Vùng Bắc có địa hình trung du, nhấp nhô nhiều đồi núi, vùng Nam nguyên là một bãi phù sa cổ cửa song, là một hòn đảo, có địa hình thấp hơn mực nước biển. Ngày nay đã có cầu nối hai vùng Nam Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, GD sẽ được đề cập dưới đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Huyện Yên Hưng hiện có 06 trường THPT và 01 trung tâm hướng nghiệp và GD thường xuyên, đáp ứng Tốt nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Trong đó có 03 trường THPT ngoài công lập là trường THPT Yên Hưng, THPT Trần Quốc Tuấn và THPT Ngô Gia Tự.
Ngày 25 tháng 11 năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở huyện Yên Hưng.
2.1.2. Thực trạng chất lượng DH, GD của các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
* Về đội ngũ GV:
Đến năm học 2010 - 2011 toàn huyện có 355 GV THPT, đạt tỉ lệ 2,05 GV/lớp. Tỉ lệ GV đạt chuẩn là 98%, số GV chưa đạt chuẩn chủ yếu ở bộ môn Thể dục và GD quốc phòng. [30]
* Về cán bộ QL trường THPT:
Tổng số 24 người, trong đó đã qua chương trình đào tạo cán bộ QL trường THPT là 20 người. Nhìn chung đội ngũ CBQL trường THPT đều có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức Tốt, đa số đã qua đào tạo QL trường học, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL mới được bổ nhiệm, chưa qua đào tạo, nên lúng túng trong điều hành, QL nhà trường. Một bộ phận còn bảo thủ, ngại đổi mới công tác QL, nên chất lượng, hiệu quả QL còn hạn chế. [30]
* Về chất lượng học tập của HS đã có những chuyến biến tích cực.
Chất lượng GD của cấp THPT năm 2010-2011 của các trường THPT huyện Yên Hưng: Học lực: Giỏi: 5,77%, Khá: 40,3%, Trung bình: 48,59% ,
Yếu: 5,3%, Kém: 0,04%. Tỷ lệ đỗ Tốt nghiệp lớp 12 (Không tính thí sinh tự
do): THPT: 97,75 %. Tuy nhiên, chất lượng học tập của HS có sự chênh lệch
giữa các trường công lập với trường ngoài công lập. [30]
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị DH:
CSVC các trường THPT huyện Yên Hưng chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về phòng học lí thuyết, còn phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn