Nhân tố vĩ mô của nền kinh tế

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.2.3.1. Nhân tố vĩ mô của nền kinh tế

Có thể nói, trong khoảng thời gian qua, nền kinh tế thế giới đã trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, đem lại nhiều thuận lợi song cũng rất nhiều khó khăn cho Ngành Dệt may Việt Nam.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Việc tham gia vào sân chơi WTO đã tạo ra những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam khi mà chúng ta đã được đối xử bình đẳng như những thành viên khác của WTO. Cụ thể, năm 2007, tổng GDP đạt 461.189 tỷ đồng, tăng 8,48% so với năm 2006, cao nhất trong hơn một thập kỷ qua và đứng thứ hai khu vực, chỉ sau Trung Quốc; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt con số kỷ lục 20,3 tỷ USD. (Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam). Đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế

đó, Ngành Dệt may Việt Nam cũng đã có sự vươn lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục 33,79% đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, đến năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà các chuyên gia cho rằng đó là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ hai mà thế giới phải trải qua. Việt Nam không nằm ngoài tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên. Tốc độ tăng trưởng đã tụt giảm xuống 6,17% sau gần một thập kỷ tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trung bình là 7%. Cùng với đó, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm mạnh, tính riêng FDI vào dệt may giảm 68% (từ hơn 1,2 tỷ USD xuống còn xấp xỉ 400 triệu USD). Điều đó gây tác động xấu đến khả năng sản xuất và xuất khẩu của ngành. Có thể thấy rõ điều đó qua mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009 với mức sụt giảm 0,55%. Tuy vậy, so sánh với nhiều quốc gia khác, có thể thấy tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Ngành Dệt may Việt Nam là không sâu sắc.

Bước sang giai đoạn 2010 - 2011, nền kinh tế thế giới tuy đã phục hồi phần nào nhưng vẫn còn có thể thấy được những tác động còn sót lại của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012, khi mà nguy cơ lạm phát cao, cùng với việc tỷ giá tăng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn hơn trong khâu nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, đứng trước những những khó khăn và thử thách đó, Chính phủ đã có rất nhiều những biện pháp và chính sách kinh tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của Ngành Dệt may. Thông qua các chính sách ổn định tỷ giá trên thị trường hối đoái, ổn định và tiến tới giảm lãi suất ngân hàng hay các biện pháp thu hút FDI vào Ngành Dệt may, Chính phủ mong muốn tạo ra những cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất dệt may nắm bắt, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hơn, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w