Thị phần so với các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.2.1.1. Thị phần so với các đối thủ cạnh tranh

Đi cùng với những sự biến động của tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Ngành Dệt may nước ta đã và đang trải qua nhiều khó khăn, từng bước vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới. Dệt may Việt nam mới chỉ có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một ngành sản xuất thực sự quan trọng hơn chục năm nay.

Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam mới chỉ đạt 1,97 tỷ USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của toàn thế giới là 281,60 tỷ USD, chiếm một thị phần rất nhỏ bé là 0,7% thì sau 5 năm, đến năm 2006, chúng ta đã đạt được kim ngạch xuất khẩu là 5,83 tỷ USD, chiếm thị phần 1,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn thế giới là 435,50 tỷ USD. Mặc dù thị phần dệt may xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng các năm qua nhưng khi so sánh với các quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Hồng Kông, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thì thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn.

Bảng 2.4: Thị phần xuất khẩu dệt may một số nước 2007 - 2010

(Đơn vị: %) Quốc gia Thị phần 2007 2008 2009 2010 Toàn thế giới 100 100 100 100 Trung Quốc 30,51 31,19 32,40 35,09 EU (27) 28,20 28,44 27,52 24,98 Hồng Kông 7,46 6,77 6,41 5,99 Thổ Nhĩ Kỳ 3,99 3,78 3,68 3,60

Ấn Độ 2,88 3,05 3,74 3,36 Bangladesh 2,02 2,75 3,35 3,44 Việt Nam 1,61 1,79 2,07 2,25 Hoa Kỳ 1,83 1,68 1,62 1,66 Indonesia 1,49 1,50 1,59 1,63 Mexico 1,19 1,05 1,02 0,97

(Nguồn: Tính toán dựa trên số lệu của ITC và UN Comtrade)

Theo như bảng số liệu trên, có thể thấy thị phần trung bình của hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 là 1,93%, thấp hơn rất nhiều so với thị phần trung bình của Trung Quốc (32,30%), EU (27,29%), Hồng Kông (6,65%). Những con số cho thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh là rất nhỏ bé và nó càng nhỏ bé hơn nữa nếu so sánh với con số khổng lồ của tổng kim ngạch nhập khẩu của dệt may toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước khác từng sớm có mặt trên thị trường dệt may thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Mexico thì đây quả là sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam tăng dần qua các năm trong khi một số quốc gia xuất khẩu truyền thống như Mexico hay Thổ Nhĩ Kỳ lại có những bước sụt giảm thị phần đáng kể. Đó chính là những bước tiến đáng kể của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam, qua đó nâng cao vị thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, hàng dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên một số thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với thị phần ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Tại thị trường Hoa Kỳ, có thể thấy, dù phát triển sau so với các nước xuất khẩu dệt may truyền thống vào thị trường này như Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Thái Lan,... nhưng Việt Nam lại có những bước tăng trưởng mạnh mẽ tại. Từ chỗ không có tên tuổi trên thị trường Hoa Kỳ (với chỉ 0,06% thị phần năm 2001), đến năm 2010 dệt may Việt Nam đã giành được 6,66% thị phần tuyệt đối trên thị trường Hoa Kỳ, vượt qua quốc gia xuất khẩu lâu đời tại thị trường này là Mexico và lên nắm giữ vị trí số hai. Tuy nhiên, khi so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc thì thấy sức phát triển của hàng dệt may Việt Nam vẫn rất nhỏ bé. Năm 2001, Trung Quốc chỉ chiếm 9,3% thị phần, thì đến năm 2011 đã vươn lên nắm giữ tới 40,12% thị phần, khẳng định vị trí số một tại thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 2.5: Kim ngạch và thị phần xuất khẩu dệt may các nước sang Hoa Kỳ Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Thị phần (%) 2001 2010 2011 2001 2010 2011 Trung Quốc 6,54 38,47 40,66 9,30 41,24 40,12 Việt Nam 0,045 6,21 6,88 0,06 6,66 6,79 Ấn Độ 2,63 5,38 5,93 3,74 5,77 5,85 Indonesia 2,55 4,65 5,32 3,63 4,98 5,25 Bangladesh 2,20 4,06 4,65 3,13 4,35 4,59 Mexico 8,95 4,08 4,39 12,74 4,37 4,33 Pakistan 1,92 3,06 3,36 2,73 3,28 3,31 Thái Lan 2,44 1,54 1,41 3,47 1,65 1,39 Toàn thế giới 70,24 93,28 101,33 100 100 100

(Nguồn: Tính toán dựa trên số lệu của ITC và UN Comtrade)

Tuy vậy có thể thấy, sự tăng trưởng liên tục về thị phần tuyệt đối của dệt may Việt Nam cho thấy năng lực canh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới ngày càng được được nâng cao. Cả trong hiện tại và tương lai dệt may Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng cường sự hiện diện của mình hơn nữa trên thị trường dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w