Một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78)

- Nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng

3.3.Một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may

hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất mong muốn Chính phủ có những cải cách thực sự cải thiện môi trường kinh doanh (bao gồm cả quy trình, thủ tục hành chính), và việc tiếp cận các nguồn lực (lao động có kỹ năng, vốn và mặt bằng kinh doanh). Do đó, để giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp: • Để doanh nghiệp yên tâm với hoạt động đầu tư, cũng như xây dựng và thực thi

chiến lược sản xuất - kinh doanh hiệu quả, một trong những điều kiện cần là môi trường chính sách cần được hoàn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả. Do đó, Chính phủ cũng như các cơ quan chứ năng cần cung cấp các thông tin về thay đổi chính sách thương mại một cách công khai, đầy đủ và nhanh chóng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

• Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm làm giảm gánh nặng từ các thủ tục, quy định cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các thủ tục hải quan cần được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản và hiệu quả hơn, qua đó tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong Ngành Dệt may nói riêng.

• Chính phủ cần tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may gặp khó khăn trong sản xuất những mặt hàng mới, những mặt hàng dệt may cao cấp hoặc những mặt hàng sử dụng nhiều nguyên phụ liệu trong nước qua việc giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm.

• Chính phủ nên nới lỏng các quy định về vay vốn, ưu tiên các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường cũng như xã hội.

• Cần đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả “Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015""Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020” giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78)