Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.1. Khái quát về tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời gian qua

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, Ngành Dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Kể từ năm 2006 đến nay, Ngành Dệt may đã đạt được mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút hơn 2 triệu lao động, đóng góp trên 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta mới chỉ đạt được khoảng gần 2 tỷ USD thì sau 5 năm, đến năm 2005, với việc chúng ta tham gia ký kết nhiều hợp định tự do thương mại, cũng như việc EU xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu, Ngành Dệt may Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu 4,8 tỷ USD, tăng trưởng 14%.

Đến năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,83 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 21,5% so với năm 2005 và chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cũng trong năm này, Ngành Dệt may đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau: phát triển thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ 2,05 tỷ USD, giá trị sản xuất công nghiệp Ngành Dệt may tăng trưởng 16%. (Theo

Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex)

Năm 2007, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, Ngành Dệt may đứng trước nhiều cơ hội để phát triển khi mà hạn ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chớnh được dở bừ cũng như thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD, vượt 450 triệu USD so với kế hoạch, tăng hơn 33% so với năm 2006 và chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dệt may tiếp tục duy trì vị trí là mặt hàng xuất khẩu thứ hai của Việt Nam (sau dầu thô) và xếp thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Trong 2 năm tiếp theo, 2008 và 2009, tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Ngành Dệt may vẫn có những bước tăng trưởng đáng ghi nhận. Với những bước phát triển vượt bậc trong năm 2007, năm 2008 toàn ngành đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng trưởng 21,8%. Trong khoảng thời gian đầu năm 2008, Ngành Dệt may tiếp tục có những bước tăng trưởng đáng ghi nhận; tuy nhiên khoảng thời gian cuối năm 2008 và đặc biệt, những tháng đầu năm 2009, Dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt 9,13 tỷ USD, tăng trưởng hơn 17% so với năm 2007. Bước sang năm 2009, theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,55% so với năm 2008. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường trong năm 2009 hầu hết đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ so với năm 2008, nhưng lần đầu tiên dệt may đã vượt qua dầu khí để trở thành mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 16,02%. Có thể nhận thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu mặt hàng dệt may là không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu. Đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thay đổi không đáng kể. (Vietrade, 2009, trang 19)

Bước sang năm 2010, Ngành Dệt may phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD. Mặc dù trong năm này, có rất nhiều khó khăn đến từ các yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (giá bông, sơ poyester tăng hơn 2 lần so với cùng

kỳ năm 2009), lao động khó tuyển dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao…nhưng sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra 0,7 tỷ USD.

Trong khi đó, theo kế hoạch đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước mới là 11 tỷ USD. Như vậy, toàn ngành đã về đích trước 4 năm so với chỉ tiêu đề ra. Có thể thấy nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và sự dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam 2006 - 2011

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu

(tỷ USD) 5,83 7,8 9,13 9,08 11,2 15,8

% trong tổng kim

ngạch XK Việt Nam 15% 16,10% 14,50% 16,02% 15,60% 16,30%

Tăng trưởng (%) 33,79% 17,05% -0,55% 23,34% 41,07%

(Nguồn: GSO, VITAS) Năm 2011 hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu của Ngành Dệt may phải chịu nhiều khó khăn, thách thức từ những diễn biến bất thường của kinh tế - xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng như khủng hoảng tài chính và chính trị, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng chiến lược biến động thất thường, chỉ số tồn kho tăng nhanh, thiếu hụt nhân lực... Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, Ngành Dệt may tiếp tục giữ vị trí đứng đầu cả nước với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,8 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt mức tăng trưởng trên 40%, mức cao nhất trong 5 năm qua (năm 2007 đạt mức tăng trưởng trên 33%) và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra là đạt kim ngạch xuất khẩu từ 13 đếm 13,5 tỷ USD. Điểm đáng chú ý, trong năm 2011, Ngành Dệt may đã xuất siêu được 6,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa toàn ngành đạt 48%, tăng 2%

so với năm 2010. Ngành cũng đã tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động, với thu nhập bình quân đạt hơn 3 triệu đồng/người/tháng, tăng 17% so với năm 2010.

Như vậy, qua những kết quả đáng ghi nhận như trên, có thể thấy Ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc thông qua việc đóng góp một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng thời giải quyết một khối lượng lớn nhu cầu về việc làm cho người lao động

cũng như từng bước giúp Việt Nam củng cố vững chắc vị trí là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w