Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76 - 77)

- Nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng

3.2.4.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ kinh doanh

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động xúc tiến thương mại là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu của bất cứ một ngành hàng nào khi tham gia vào thị trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của Ngành Dệt may Việt Nam. Hoạt động xúc tiến thương mại cần được phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng (PR), tham gia các hội chợ triển lãm,...

Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động này cần phải xác định rõ đối tượng hướng tới là ai, mục tiêu đạt được là gì, lựa chọn các phương án và công cụ thực hiện như thế nào. Theo đó, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Các doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý và tận dụng những lợi thế có được từ hình thức quảng cáo vì đây là một biện pháp xúc tiến thương mại rất phổ biến. Nó bao gồm nhiều hoạt động như quảng bá, thu hút sự chú ý đối với sản phẩm và doanh nghiệp, qua đó tạo dựng hình ảnh, tên tuổi cũng như nâng cao vị thế của doanh nghiệp và hàng hóa nhằm đạt doanh thu và lợi nhuận tối đa. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số hình thức quảng cáo sau: quảng cáo trên internet thông qua việc xây dựng và quảng bá website của doanh nghiệp hay quảng cáo thông qua sách, báo, tạp chí, catalogue.

- Các doanh nghiệp cần tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm, đặc biệt là các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trên phạm vi quốc tế. Việc tham gia các hội chợ,

triển lãm sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh một cách trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng. Hội chợ, triển lãm giúp doanh nghiệp cũng như đối tác gặp gỡ một cách trực tiếp và qua đó tạo dựng các mối quan hệ trong tương lai của doanh nghiệp. Tại các thị trường như Hoa Kỳ, EU, các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thường xuyên được tổ chức. Do đó đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường và tìm kiếm những khách hàng mới.

- Ngoài ra, để duy trì và củng cố mối quan hệ làm ăn với các đối tác, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các biện pháp truyền thông, quan hệ công chúng. Điều này sẽ giúp củng cố vai trò, hình ảnh của doanh nghiệp cũng như vị trí của sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như xuất bản các ấn phẩm định kỳ, hay tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm thu hút sự quan tâm của đối tác, tạo cơ hội để hai bên có thể hợp tác chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w