Chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.2.2.1. Chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, xuất khẩu mũi nhọn, thỏa mãn ngày càng nhiều nhu cầu tiêu dùng trong nước, bước đầu tạo được

thế đứng trong thương trường quốc tế. Thành tựu đó đạt được là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hoá, đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.

Với sự hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng đã trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị trường toàn cầu, mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển liên tục, đặc biệt khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Những thị trường như Hoa Kỳ, EU không chỉ yêu cầu hàng hóa có mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, chất lượng sản phẩm tốt mà họ còn quan tâm cả đến những vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội. Nhận thức được vấn đề này nên hầu hết các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đã áp dụng chính sách quản lý chất lượng sản phẩm theo các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000. Chẳng hạn, Công ty may Phong Phú đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, SA 8000 và OHSAS 1800; Công ty may Thăng Long, Công ty may 10, Đức Giang và một số công ty lớn khác đều áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Không những thế, sản phẩm của các doanh nghiệp luôn được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng ngay từ khâu mua nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất và cho đến tận khâu tiêu thụ hàng hóa. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng đầu tư cho chất lượng hàng hóa là một trong những điều kiện quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất phần lớn các sản phẩm dệt may theo yêu cầu của người tiêu dùng toàn thế giới. Các sản phẩm đều đạt chất lượng khá, đáp ứng được khả năng cạnh tranh về chất lượng so với các đối thủ, trong đó có một số sản phẩm có chất lượng cao, được các nhà nhập khẩu hàng đầu như Hoa Kỳ, EU đánh giá tốt như: veston của các công ty may Nhà Bè, May 10, Việt Tiến; áo sơ mi dệt kim của công ty may Thành Công, Phương Đông; sản phẩm đồ lót của công ty Triump, Scavi...

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, có thể thấy chất lượng của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam là không đồng đều. Một khối lượng lớn các sản phẩm

xuất khẩu vẫn được làm theo phương thức gia công cho nước ngoài (chiếm đến 60% sản phẩm xuất khẩu). Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp là các sản phẩm đơn giản, chất lượng ở mức trung bình, đáp ứng những phân khúc thị trường có nhu cầu "bình dân", chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân khúc thị trường có nhu cầu chất lượng cao hơn.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu trong thời gian qua đã được nâng cao. Sản phẩm được đa dạng hóa, nâng cao các tiêu chí chất lượng trong sản xuất, xuất khẩu, nhằm đáp ứng được khả năng cạnh tranh với các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cần tập trung khắc phục, giải quyết nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng giá trị, tạo sự khác biệt nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao giá trị cạnh tranh.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w