Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 22 - 27)

1.2. Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu 1. Tổng quan về hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

1.2.3. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu

1.2.3.1. Nhóm các nhân tố vĩ mô

Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), thu nhập bình quân trên đầu người, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách của Chính phủ về kinh tế, các thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán, lao động, khoa học công nghệ, xu

hướng đầu tư, tiết kiệm, thuế khóa, tỷ giá hối đoái... tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của một quốc gia.

Một doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế, trong đó cần chú ý tới chính sách ngoại thương, các quy định về thuế làm cơ sở cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Một biến động về chính sách kinh tế cùa Nhà nước sẽ làm thay đổi mọi đường lối, chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, chính sách ngoại thương ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, nhất là các quy định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các quy định hành chính khác. Vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái cũng cần được doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may quan tâm bởi lẽ có thể ảnh hưởng đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Đồng ngoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận được trong tương lai giảm hay tăng giá so với đồng bản tệ cũng là vấn đề mà doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may phải chú ý.

Các nhân tố thuộc môi trường chính trị, luật pháp

Hệ thống chính trị và luật pháp là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng hoàn toàn có thể tạo ra những lợi thế nhất định mà cũng có thể đem lại những hạn chế, thậm chí rủi ro cho chính doanh nghiệp. Một thể chế chính trị ổn định và mối quan hệ ngoại giao thân thiện giữa các quốc gia luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư, mở rộng kinh doanh và xuất khẩu. Đây là quy luật khách quan trong mối quan hệ giữa chính trị, ngoại giao và phát triển kinh tế.

Trong khi đó, nhân tố luật pháp bao gồm các bộ luật, các quy định và tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng như các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hàng dệt may. Những quy định pháp lý này tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi và minh bạch cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của một quốc gia khác. Một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của một quốc gia tiến hành hoạt động xuất khẩu vừa điều chỉnh các hoạt động theo hướng quốc gia nhập khẩu muốn đạt tới.

Các nhân tố về văn hóa - xã hội

Các yếu tố đó là tình trạng việc làm, thất nghiệp, bình đẳng trong xã hội, trình độ giáo dục, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý xã hội, tâm lý tiêu dùng, tiết

kiệm, các độ tuổi trong xã hội...của quốc gia nhập khẩu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp quốc gia xuất khẩu, từ đó hiệu quả kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Với một xã hội mà có trình độ văn hóa cao sẽ thuận lợi trong việc xuất khẩu những hàng may mặc có chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã đẹp, hiện đại. Một xã hội có tâm lý tiêu dùng hơn là tiết kiệm sẽ là một thị trường lý tưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.

1.2.3.2. Nhóm các nhân tố thị trường và ngành hàng dệt may

Khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là một nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Họ có thể ảnh hưởng, tác động làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách đặt ra những yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá cả rẻ hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất đều mong muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vì thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được sẽ tăng lên.

Có thể khẳng định khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sức ép từ phía khách hàng thể hiện qua sức ép về giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều kiện thanh toán...

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến hoạt động của mỗi một doanh nghiệp. Khi mà cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong ngành. Vì chính sự cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm tạo nên khác biệt hóa sản phẩm hoặc giảm giá bán để tiếp cận thị trường tốt hơn. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế trên thị trường.

Ngoài ra cũng phải kể đến các đối thủ tiềm ẩn, đó là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt ở trong ngành nhưng có khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc duy trì thị phần cho mình. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp ở khía cạnh chi phí sản xuất, tăng giá hoặc giảm giá thành sản phẩm hay chất lượng hàng hóa khi tiến hành giao dịch trên thị trường. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, do đó sẽ tác động đến phản ứng của khách hàng.

Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể liên kết với nhau để cùng tác động lên nhà sản xuất, dẫn đến sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung cấp, doanh nghiệp phải xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý.

1.2.3.3. Nhóm nhân tố nội tại các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may

Nguồn nhân lực

Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự thành hay bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực mới tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Mỗi quyết định của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Trong khi đó, trình độ tay nghề của lao động còn ảnh hưởng đến năng suất lao động của một người lao động. Năng suất lao động thấp ngoài việc sẽ khiến cho giá thành cao mà còn có thể khụng đồng đều về chất lượng. Những nhõn tố này rừ ràng cú ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp.

Năng lực sản xuất

Là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc phân tích môi trường doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục tiêu và kế hoạch đề ra mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn phương thức sản xuất, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân tích sản xuất bao gồm phân tích năng lực sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, việc phân bổ nguồn lực, các biện pháp sản xuất, phân tích cung ứng và lưu kho, xác định quy mô tối ưu, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục.

Năng lực tài chính doanh nghiệp

Năng lực về tình hình tài chính, tình hình tài trợ, khả năng huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo tài chính và chi tiêu tài chính. Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính là doanh nghiệp có khả năng tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như: vốn đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới, chi phí cho việc tu bổ, sửa chữa máy móc thiết bị hiện có, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính là: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.

Năng nghiên cứu và phát triển (R&D)

Cơ sở vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất hàng may mặc có ảnh hưởng tới hiệu quả trong xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp. Một sản phẩm may mặc xuất khẩu đem lại hiệu quả cao khi nó chứa đựng giá trị gia tăng lớn, muốn thế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ phải áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến như sử dụng loại chất liệu mới trong quá trình may sản phẩm, áp dụng những mẫu mã thời trang mới, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Có áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hàng xuất khẩu mói có những lô hàng đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, nhiều mẫu mã khác nhau và chi phí trên mỗi sản phẩm giảm dần.

Chiến lược Marketing

Là khâu đầu tiên trong phân tích môi trường doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực thương mại của doanh nghiệp, quá trình phân tích Marketing thường tập trung vào phân tích thiết kế sản phẩm. Phân tích Marketing còn nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường.

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một nhóm ngành sản xuất diễn ra hết sức gay gắt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc như: nghiên cứu thị trường; nghiên cứu nhu cầu của thị trường và dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên đoạn thị trường đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w