Tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong kinhdoanh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 69 - 70)

- Nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng

3.2.2.4. Tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong kinhdoanh

Thương mại điện tử là một phương thức hoạt động thương mại mà mọi quan hệ giao dịch đều được thực hiện thông qua mạng Internet và các thiết bị viễn thông. Dù được hình thành và hoạt động mạnh chỉ mới hơn một thập kỷ nhưng thương mại điện tử đã thể hiện được vai trò và tác dụng vô cùng to lớn. Thương mại điện tử không chỉ làm cho doanh nghiệp giảm được chi phí trong việc mở rộng thị trường mà còn đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả người bán và người mua. Thông qua mạng Internet, việc kết nối giữa người mua và người bán sẽ không bị hạn chế về không gian cũng như thời gian, giúp cho việc giao lưu, trao đổi giữa các doanh nghiệp thuận tiện và nhanh chóng hơn, qua đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giao dịch, trao đổi.

Những năm tới đây, thương mại điện tử sẽ trở thành một trong những phương thức kinh doanh có vị trí và vai trò cao hơn so với thương mại truyền thống, nhất là trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may. Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia phát triển, thương mại điện tử đã được ứng dụng mạnh mẽ. Mặc đù hiện nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ứng đụng thương mại điện tử nhưng việc áp dụng này vẫn còn nhiều hạn chế, hạn chế về thông tin, mức độ cập nhật. Vì

vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải nỗ lực khai thác tối đa thương mại điện tử vào kinh doanh. Để làm được việc này, cần phải:

- Ứng dụng có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử bao gồm đưa vào sử dựng các ứng dụng mới nhất trong thương mại điện tử nhằm hỗ trợ giao dịch; sử dụng hệ thống thanh toán điện tử thông qua liên kết với các ngân hàng và đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử.

- Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ phục vụ thương mại điện tử, hàng ngày thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm, giá cả, tình hình thị trường, nguyên vật liệu,...

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w