quốc tế.
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhhàng dệt may xuất khẩu Việt Nam hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam
3.2.1. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcNgành Dệt may Ngành Dệt may
Lao động Việt Nam tuy nhiều nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo cơ bản về nghề nghiệp nên hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại cho đội ngũ công nhân của mình, dẫn đến chi phí cho việc sản xuất tăng cao. Cùng với đó, nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan. Điều đó dẫn đến giá thành sản xuất cao và cũng làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực để có khả năng sử dụng kỹ thuật hiện đại
trong sản xuất là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo đó, cần phải thực hiện những giải pháp sau:
- Nhà nước cần có chính sách, xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượng cao. Đẩy mạnh phát triển các trung tâm dạy nghề, đặc biệt là ở khu vực có nhiều doanh nghiệp dệt may hoạt động, phát triển hệ thống các trường trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học thiết kế thời trang để nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm may mặc cho doanh nghiệp. Đồng thời khuyến khích hỗ trợ các tổ chức và cá nhân mở các cơ sở dạy nghề dệt may, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nhu cầu người lao động và của doanh nghiệp.
- Nhà nước cần mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên Ngành Dệt may như mở các khóa đào tạo về thiết kế, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng hay đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động.
- Nhà nước cần phối hợp, liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh, sinh viên tham gia các khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Trong khi đó, các doanh nghiệp cần phải tự tổ chức đào tạo lấy cán bộ thiết kế thời trang và cả công nhân trực tiếp sản xuất cho hoạt động sản xuất của mình thông qua việc liên kết với các trường đào tạo nghề dệt may, liên kết thông qua mô hình kết hợp lý thuyết từ nhà trường và thực hành tại doanh nghiệp, vừa đảm bảo có được nguồn cung lao động có kỹ năng, vừa giúp có thể bổ sung nguồn lao động phù hợp cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo các vị trí trong công ty. Đối với công nhân dệt may, doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi tay nghề thường niên nhằm khuyến khích việc học hỏi của công nhân, vừa giúp doanh nghiệp trau dồi được các kỹ năng làm việc của công nhân. Khuyến khích việc đổi mới sáng tạo trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các vị trí khác trong công ty, vị trí nào yêu cầu cần những kỹ năng mới, doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan chức năng để cử cán bộ đi học tập.
- Các doanh nghiệp cũng nên mạnh dạn cắt giảm số lao động dư thừa hoặc điều chuyển sang bộ phận phù hợp, buộc người lao động phải nâng cao trình độ và tăng năng suất lao động, nếu muốn tiếp tục được bố trí làm việc. Việc sắp xếp, tổ chức
lao động và bổ nhiệm chức vụ cần căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc và trình độ người lao động đặc biệt là đội ngũ quản lý trực tiếp doanh nghiệp để tăng cường công tác quản lý điều hành một cách hợp lý vả hiệu quả hơn
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất, kinh doanh, cũng nhưnâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may
3.2.2.1. Đổi mới trang thiết bị, công nghệ , máy móc phục vụ sảnxuất xuất
Trang thiết bị, công nghệ là yếu tố quyết định tới chất lượng và năng suất của hàng dệt may, đồng thời nó là nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có hệ thống máy móc, dây chuyền thiết bị hiện đại và đồng bộ như của Công ty May 10, Việt Tiến, Nhà Bè và một số doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo cho các doanh nghiệp này có khả năng và vị thế cao trên thị trường dệt may, kể cả thị trường trong nước và thế giới. Những năm tới đây, lợi thế cạnh tranh sẽ chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Vì vậy, để duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cần phải đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại và đồng bộ. Theo đó cần: