Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và khai thác các thông tin về thị trường

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 73 - 74)

- Nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng

3.2.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và khai thác các thông tin về thị trường

hóa quốc tế.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến một tiêu chuẩn quan trọng nữa khi tiến hành sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, đó là SA 8000 (Social Accountability 8000). Đây là tiêu chuẩn quy định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nó được xây dựng trên cơ sở các quy định của Tổ chức Lao động thế giới. Những yêu cầu về trách nhiệm đối với xã hội mà tiêu chuẩn này đặt ra bao gồm các vấn đề như: sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn lao động, quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể của người lao động, quy định về thời gian làm việc, chế độ tiền công, hệ thống quản lý lao động… Đó chính là những tiêu chuẩn thể hiện đạo đức kinh doanh và quyền con người.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo các vấn đề và yêu cầu về chất lượng trong toàn bộ quy trình sản xuất, xuất khẩu. Cụ thể như sau:

• Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, thiết lập các mối quan hệ với các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu một cách ổn định và đúng thời hạn.

• Khi thực hiện đơn hàng gia công cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất, mẫu mã, thiết kế hàng, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì theo đúng tài liệu kĩ thuật bên đặt hàng cung cấp.

• Tuân thủ đúng qui trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng. Hiện nay nhiều khách hàng đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may thực hiện giám định hàng hóa bên đi. Đây là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm chất lượng cũng như các tiêu chuẩn khác của sản phẩm, cho phép khắc phục các thiếu sót của lô hàng ngay tại nơi cung cấp và giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thông quan tại cảng đến. Trong tương lai gần, Ngành Dệt may cần phối hợp với các cơ quan Hải quan để tổ chức tốt dịch vụ này, đồng thời yêu cầu giám định hàng hóa bên đi với nguyên phụ liệu đầu vào và trang thiêt bị nhập khẩu, bảo đảm chất lượng đầu vào của sản phẩm.

3.2.4. Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhằm xây dựng và pháttriển thương hiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu triển thương hiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu

3.2.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và khai thác các thông tin về thịtrường trường

Doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm đối tác bằng mọi cách; thông qua cơ sở dữ liệu ngành, qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Trong điều kiện phát triển rất nhanh chóng của công nghệ thông tin, hội nhập kinh tế quốc tế và sự dỡ bỏ các rào cản về trao đổi dịch vụ thông tin... nên thông tin về thị trường đối với hàng dệt may đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như quyết định sự thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế.

Thực tế cho thấy, hiện nay Ngành Dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản nên dễ bị tác động khi các thị trường trên gặp sự cố. Do đó, việc nghiên cứu thông tin nhằm đa dạng hóa và mở rộng thị trường là rất cần thiết. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên hướng vào các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu,...

Việc nghiên cứu và đánh giá thông tin thị trường là cơ sở cho doanh nghiệp phân đoạn thị trường khách hàng. Do đó, song song với quá trình nghiên cứu thông tin thị trường, doanh nghiệp cần xác lập và phân đoạn các nhóm khách hàng một cách chính xác theo các tiêu chí như thị hiếu tiêu dùng, thương hiệu, giá cả, chất lượng sản phẩm... Việc phân đoạn thị trường chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng nhóm đối tượng khách hàng, từ đó giúp cho doanh nghiệp giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn.

Ngoài ra, cần phải nhận biết được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thu thập những thông tin về chiến lược cạnh tranh của họ. Hiện nay chúng ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia trên thị trường dệt may quốc tế, sản phẩm của mỗi quốc gia có những khả năng cạnh tranh và những hạn chế không giống nhau. Việc nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của họ cùng với sự thay đối các chiến lược đó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không bị động trong quá trình cạnh tranh, đem lại một lợi thế nhất định cho hàng dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w