Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.1. Khái quát về tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời gian qua

2.1.2. Thị trường xuất khẩu

Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may đi hơn 50 thị trường trên toàn thế giới.

Trong đó các thị trường lớn nhất vẫn là các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan, chiếm tỷ lệ gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đi các thị trường năm 2011

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của VITAS) Năm 2011, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Ngành Dệt may. Sức tiêu dùng tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đều bị hạn chế bởi những khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, trước những nỗ lực của Ngành Dệt may, nhìn chung, năm 2011, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta vẫn duy trì được kết quả tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng tốt các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Trung Đông…và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường chính. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị trường trong năm 2011 đều tăng trưởng dương so với năm 2010; trong đó các thị trường tăng trưởng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Trung Quốc (tăng 130,79%, đạt 215,90 triệu USD); Hàn Quốc (tăng 109,41%, đạt 903,90 triệu USD); Chile (tăng 112,78%, đạt 21,576 triệu USD). Năm 2011 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đã mở rộng thêm được một số thị trường mới như: Bangladesh, Achentina, Chile, Slovakia, NewZealand, Israel, Angola, Gana, Nigieria, nhưng kim ngạch không cao.

Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2011

Đơn vị: 1.000 USD

Thị trường 2011 So 2010

(%) T12/11 So T11/11

(%)

So T12/10 (%)

Hoa Kỳ 6.871.691 12,32 592.465 12,37 0,14

EU 2.506.241 33,06 240.919 13,12 0,39

Đức 602.221 35,06 64.641 35,70 10,09

Anh 447.604 34,56 33.810 4,03 -9,99

Tây Ban Nha 402.151 19,21 40.517 -2,42 -4,02

Hà Lan 237.354 41,75 21.335 -2,49 -3,80

Pháp 202.834 38,62 18.019 -3,80 -14,16

Khác 614.077 * 62.597 * *

Nhật Bản 1.684.392 45,90 148.079 -5,07 23,31

Hàn Quốc 903.903 109,41 81.892 16,80 58,83

ASEAN 326.280 28,19 32.771 15,65 25,38

Canada 272.098 25,37 27.822 28,17 30,11

Đài Loan 247.330 36,29 21.068 -16,94 21,49

Trung Quốc 215.909 130,79 32.267 56,16 175,89

Nga 109.423 43,68 7.126 -34,10 -25,86

Thổ Nhĩ Kỳ 108.403 24,56 6.317 -28,59 -42,98

Mexico 82.416 26,90 5.972 -3,65 5,93

Hồng Kông 79.379 61,73 8.991 -8,04 50,20

Australia 52.943 20,39 6.213 8,27 27,64

Ả rập Xê út 51.433 72,30 7.907 100,90 284,83

Brazil 33.149 76,70 5.005 4,36 90,01

Ấn Độ 31.359 46,04 1.835 -82,42 285,89

Argentina 24.091 * 5.493 138,49 *

Bangladesh 23.461 50,14 1.914 -1,58 9,87

Panama 23.008 62,57 2.303 -11,92 18,33

Chile 21.576 112,78 2.797 -19,26 71,14

Khác 116.976 * 10.688 * *

(*): không có số liệu

(Nguồn: VITAS) Tại ba thị trường chính là: Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, chúng ta vẫn đạt được tăng trưởng cao hơn mức bình quân. Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 6,88 tỷ USD, tăng 12,32%; sang EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33,06%; sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2010

Thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam. Kể từ năm 2002, sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2001, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chỉ đạt 45 triệu USD thì đến năm 2002 đã tăng lên hơn 21 lần đạt 950 triệu USD. Bình

quân giai đoạn 2006 - 2010, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005 - 2010.

Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8 năm 2011, các đơn hàng từ Hoa Kỳ có xu hướng sụt giảm. Đồng thời, Ngành Dệt may Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường gần hơn và giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này. Do đó, năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng trưởng chậm hơn tốc độ xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác.

(Habubank Securities, 2011, trang 4)

Thị trường EU

EU là thị trường lớn thứ hai cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Với việc khung pháp lý về thị trường này đã được mở hoàn toàn và đặc biệt năm 2005, EU xóa bỏ quota đối với hàng dệt may Việt Nam thì cơ hội dành cho mặt hàng này xuất khẩu vào thị trường EU càng lớn. Cú thể thấy rừ điều đú thụng qua việc năm 1996, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU chỉ mới đạt mức 225 triệu USD thì đến năm 2007, con số này đã là 1,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu dệt may sang thị trường EU đạt trên 2 con số trong năm 2007 - 2008, nhưng ở mức thấp hơn so với xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, và sụt giảm mạnh trong năm 2009 (- 3,11%) trong điều kiện kinh tế khủng hoảng trước khi tăng trưởng trở lại (17,5%) trong năm 2010. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU tăng mạnh (trên 33%) đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với các khách hàng lớn nhất của tại khu vực này là Đức (602,22 triệu USD), Anh (447,60 triệu USD), Tây Ban Nha (402,15 triệu USD), Hà Lan (237,35 triệu USD), Pháp (202,83 triệu USD).

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là khách hàng lớn thứ ba của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong năm 2011 với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may là 11% . Xuất khẩu Dệt May Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng tăng nhưng sự ổn định không

cao: năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 620 triệu USD, đến năm 2003 giảm xuống còn 514 triệu USD; từ đó đạt mức tăng liên tục cho đến 800 triệu USD vào năm 2007. Cho đến hết năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng % so với năm 2010. Theo Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam - Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một trong các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất và năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của VITAS) 2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu

Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khá đa dạng với nhiều loại mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm xuất khẩu chính của Ngành Dệt may Việt Nam chủ yếu là các loại quần áo dệt kim và quần áo may sẵn, trong đó hàng may mặc chiếm tỉ trọng lớn và được phân vào các nhóm chính sau: Nhóm sản phẩm may mặc bằng chất bông (gồm quần áo trẻ em, áo khoác, áo lễ phục, quần âu, quần short, đồ ngủ, đồ lót...); Nhóm sản phẩm len (áo len, quần áo trẻ em, váy áo mùa đông...);

Nhóm sản phẩm bằng sợi nhân tạo (áo choàng, áo ngủ, áo sơ mi, áo vest...)

Có thể thấy đó là một thay đổi lớn khi mà khoảng hơn 10 năm trở về trước, cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam chủ yếu chỉ bao gồm những loại sản phẩm đơn giản như quần áo mặc ở nhà, quần áo bảo hộ lao động hay đồng phục học sinh.

Bảng 2.3: Một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam 2011

Chủng loại Kim ngạch xuất khẩu (USD)

Tỉ trọng (%)

Áo jacket 2.979.438.009 21,38

Áo thun 2.631.887.240 18,89

Quần 2.184.726.654 15,68

Vải 853.105.820 6,13

Áo sơ mi 780.274.966 5,60

Áo 682.975.184 4,90

Váy 649.388.369 4,66

Quần áo trẻ em 582.279.166 4,18

Đồ lót 515.227.456 3,71

Quần short 469.953.059 3,37

Khăn bông 195.279.368 1,40

Hàng may mặc 182.269.573 1,30

Màn 162.438.473 1,16

Quần áo bảo hộ 161.043.006 1,15

Quần áo Vest 156.383.263 1,12

Găng tay 154.942.324 1,11

Quần áo ngủ 119.100.280 0,86

Quần jean 117.909.802 0,85

Quần áo bơi 108.689.899 0,78

Áo len 94.926.780 0,68

Áo Kimono 83.872.194 0,60

Áo Ghile 39.767.314 0,28

Bít tất 29.197.752 0,21

Tổng 13.935.075.951 100

(Nguồn: VITAS) Như vậy, cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, chính sự phong phú này làm cho chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều. Những nhóm mặt hàng cao cấp, giá trị cao của Việt Nam vẫn còn ít, cụ thể như mặt hàng quần áo vest xuất khẩu chiếm 1,12%, quần jean chiếm 0,85%, áo Kimono chiếm 0,6% và áo Ghile chỉ chiếm 0,28%. Trong khi đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là nhóm các mặt hàng áo jacket (21,38%), áo thun (18,89%), các loại quần nói chung (15,68%). Tuy vậy,

hầu hết các mặt hàng này đều sản xuất gia công cho nước ngoài, cho nên tuy kim ngạch cao nhưng giá trị gia tăng đem lại không nhiều.

Tóm lại, thời gian qua, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với sự đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển này không đồng đều, dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng như giá trị gia tăng đem lại vẫn chưa cao. Do đó, đây là một vấn đề cần sự quan tâm để sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng phong phú và có giá trị cao hơn.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu Việt

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w