Hoàn thiện hệ thống phân phố

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 69)

- Nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng

3.2.2.3.Hoàn thiện hệ thống phân phố

Hiện nay vẫn còn đến hơn 60% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam được sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công truyền thống. Do đó, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế chủ yếu được phân phối qua trung gian. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp dệt may lớn như May 10, Nhà Bè hay Việt Tiến mới bước đầu xây dựng được hệ thống phân phối trực tiếp thông qua các hệ thống văn phòng đại diện hay các cửa hàng bán lẻ tại một số quốc gia trên thế giới. Có thể thấy nguyên nhân của vấn đề này là do chi phí để xây dựng và phát triển một hệ thống phân phối sản phẩm tại nước ngoài là rất lớn, không phải doanh

nghiệp nào cũng đủ tiềm lực tài chính để có thể thực hiện. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tích cực duy trì, củng cố phát triển mối quan hệ thương mại đã thiết lập với những đối tác, nhà nhập khẩu có hệ thống phân phối lớn, cũng như cần khai thác tốt mạng lưới phân phối của các đối tác nước ngoài đang đầu tư liên doanh tại Việt Nam để có thể đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm.

- Tăng cường sự hiện diện bằng cách thành lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài, thiết lập mối quan hệ liên doanh với các đối tác nước ngoài. Sau đó tiến hành lựa chọn đối tác phân phối để xử lý việc nhập khẩu và liên hệ khách hàng.

- Cần sử dụng lợi thế về cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại nước ngoài trong việc tiếp cận, hình thành và thiết lập các kênh phân phối bởi vì người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều lợi thế như thông thạo ngôn ngữ, luật pháp, cơ chế, chính sách, thị hiếu người tiêu dùng,... Những điều này có thể giúp cho doanh nghiệp định vị tốt chất lượng, giá cả sản phẩm, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 69)