Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 73 - 78)

XUẤT KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

3.2.4. Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu

3.2.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và khai thác các thông tin về thị trường

Doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm đối tác bằng mọi cách; thông qua cơ sở dữ liệu ngành, qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Trong điều kiện phát triển rất nhanh chóng của công nghệ thông tin, hội nhập kinh tế quốc tế và sự dỡ bỏ các rào cản về trao đổi dịch vụ thông tin... nên thông tin về thị trường đối với hàng dệt may đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như quyết định sự thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế.

Thực tế cho thấy, hiện nay Ngành Dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản nên dễ bị tác động khi các thị trường trên gặp sự cố. Do đó, việc nghiên cứu thông tin nhằm đa dạng hóa và mở rộng thị trường là rất cần thiết. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên hướng vào các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu,...

Việc nghiên cứu và đánh giá thông tin thị trường là cơ sở cho doanh nghiệp phân đoạn thị trường khách hàng. Do đó, song song với quá trình nghiên cứu thông tin thị trường, doanh nghiệp cần xác lập và phân đoạn các nhóm khách hàng một cách chính xác theo các tiêu chí như thị hiếu tiêu dùng, thương hiệu, giá cả, chất lượng sản phẩm... Việc phân đoạn thị trường chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng nhóm đối tượng khách hàng, từ đó giúp cho doanh nghiệp giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn.

Ngoài ra, cần phải nhận biết được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thu thập những thông tin về chiến lược cạnh tranh của họ. Hiện nay chúng ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia trên thị trường dệt may quốc tế, sản phẩm của mỗi quốc gia có những khả năng cạnh tranh và những hạn chế không giống nhau.

Việc nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của họ cùng với sự thay đối các chiến lược đó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không bị động trong quá trình cạnh tranh, đem lại một lợi thế nhất định cho hàng dệt may Việt Nam.

3.2.4.2. Xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp

Thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Hiện nay, do đặc điểm của Ngành Dệt may Việt Nam là chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công, hiệu quả xuất khẩu không cao, cho nên các doanh

nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới. Vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu là việc làm cần thiết để chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, giúp thương hiệu dệt may Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách phát triển thương hiệu một cách đúng đắn với những mục tiêu cụ thể cần hướng tới, đó là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín về chất lượng, giá cả phải chăng và có trách nhiệm cao với môi trường. Đó cũng chính là cách mà rất nhiều các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...đã và đang thực hiện rất thành công, góp phần giúp cho Ngành Dệt may của những quốc gia này có những bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua.

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cần có chiến lược dài hơi, bởi xây dựng thương hiệu thường đòi hỏi thời gian để chinh phục được người tiêu dùng và bên cạnh đó cũng tốn kém nhiều chi phí. Do vậy, để xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau:

- Doanh nghiệp phải định vị được sản phẩm của mình, xác định cho mình phân khúc thị trường thích hợp. Tất cả có thể và bắt đầu từ việc hiếu người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thật sự sâu rộng về hành vi mua hàng, tiến trình quyết định mua cũng như nhu cầu đối với sản phẩm dệt may Việt Nam để biết được vị trí của mình là gì và ở đâu trong mắt người tiêu dùng. Kế tiếp từ vị trí đó, phải phân tích các thế mạnh, điểm yếu cũng như các lợi thế cạnh tranh.

- Doanh nghiệp nên quan tâm phát triển mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà thiết kế. Vì chính đội ngũ thiết kế là những người tạo nên cái hồn của mỗi sản phẩm thời trang, góp phần xây dựng một thương hiệu có tính cách thông qua mẫu mã, kiểu dáng, logo, slogan... Tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra tính đặc thù, khác biệt của sản phẩm dệt may, giúp cho sản phẩm gây được sự chú ý, ấn tượng ban đầu tốt đẹp từ phía khách hàng, tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.

- Phát triển kênh phân phối rộng khắp để đưa thương hiệu đến được với quảng đại người tiêu dùng, kết hợp với các dịch vụ đi kèm một cách chu toàn. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể mở rộng kênh phân phối thông qua việc mở các đại lý chính thức, đại lý bán lẻ, thực hiện hình thức đại lý nhượng quyền kinh doanh thượng hiệu, hoặc thực hiện hình thức liên kết thương hiệu để nhân rộng hệ thống kênh phân phối...

- Doanh nghiệp nên đầu tư hơn nữa cho các chương trình quảng bá thương hiệu nhằm mục đích làm cho thương hiệu trở nên quen thuộc hơn với mọi người. Đa dạng hóa hình thức và phương tiện quảng cáo, tiếp thị. Thông tin quảng cáo có tác dụng rất lớn đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ nói chung và xuất khẩu nói riêng, nó đóng vai trò hướng dẫn tiêu dùng và do đó góp phần hình thành nhu cầu của khách hàng. Hệ thống thông tin đại chúng càng hoàn thiện thì vai trò của thông tin quảng cáo có tầm quan trọng ngang với chất lượng và giá cả sản phẩm, là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2.4.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ kinh doanh

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động xúc tiến thương mại là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu của bất cứ một ngành hàng nào khi tham gia vào thị trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của Ngành Dệt may Việt Nam. Hoạt động xúc tiến thương mại cần được phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng (PR), tham gia các hội chợ triển lãm,...

Tuy nhiờn, khi tiến hành cỏc hoạt động này cần phải xỏc định rừ đối tượng hướng tới là ai, mục tiêu đạt được là gì, lựa chọn các phương án và công cụ thực hiện như thế nào. Theo đó, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Các doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý và tận dụng những lợi thế có được từ hình thức quảng cáo vì đây là một biện pháp xúc tiến thương mại rất phổ biến. Nó bao gồm nhiều hoạt động như quảng bá, thu hút sự chú ý đối với sản phẩm và doanh nghiệp, qua đó tạo dựng hình ảnh, tên tuổi cũng như nâng cao vị thế của doanh nghiệp và hàng hóa nhằm đạt doanh thu và lợi nhuận tối đa. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số hình thức quảng cáo sau: quảng cáo trên internet thông qua việc xây dựng và quảng bá website của doanh nghiệp hay quảng cáo thông qua sách, báo, tạp chí, catalogue.

- Các doanh nghiệp cần tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm, đặc biệt là các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trên phạm vi quốc tế. Việc tham gia các hội chợ,

triển lãm sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh một cách trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng. Hội chợ, triển lãm giúp doanh nghiệp cũng như đối tác gặp gỡ một cách trực tiếp và qua đó tạo dựng các mối quan hệ trong tương lai của doanh nghiệp. Tại các thị trường như Hoa Kỳ, EU, các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thường xuyên được tổ chức. Do đó đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường và tìm kiếm những khách hàng mới.

- Ngoài ra, để duy trì và củng cố mối quan hệ làm ăn với các đối tác, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các biện pháp truyền thông, quan hệ công chúng. Điều này sẽ giúp củng cố vai trò, hình ảnh của doanh nghiệp cũng như vị trí của sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như xuất bản các ấn phẩm định kỳ, hay tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm thu hút sự quan tâm của đối tác, tạo cơ hội để hai bên có thể hợp tác chặt chẽ hơn.

3.2.4.4. Xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng bằng cách tăng những mặt hàng mang thương hiệu nổi tiếng xuất khẩu thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc nhượng quyền kinh doanh. Khi tiến hành nhượng quyền phân phối sản phẩm, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thế sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng và tự phân phối sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Còn khi tiến hành nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp dệt Việt Nam ngoài việc được sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng như hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm còn được hưởng thêm công đoạn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm thông nhượng quyền thương mại với các hãng đó như: Victoria's Secret, Nike, Pierre Cardin...Giải pháp này giúp cho hàng dệt may Việt Nam nâng cao uy tín góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm trong tiềm thức của người tiêu dùng thông qua những hãng, những thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường Hoa Kỳ. Về lâu dài, giải pháp này tạo điều kiện cho các thương hiệu hàng dệt may Việt Nam khẳng định uy tín, đẳng cấp góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu riêng.

3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan, Hiệp

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w