Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế

2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1. Thị phần so với các đối thủ cạnh tranh

Đi cùng với những sự biến động của tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Ngành Dệt may nước ta đã và đang trải qua nhiều khó khăn, từng bước vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới. Dệt may Việt nam mới chỉ có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một ngành sản xuất thực sự quan trọng hơn chục năm nay.

Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam mới chỉ đạt 1,97 tỷ USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của toàn thế giới là 281,60 tỷ USD, chiếm một thị phần rất nhỏ bé là 0,7% thì sau 5 năm, đến năm 2006, chúng ta đã đạt được kim ngạch xuất khẩu là 5,83 tỷ USD, chiếm thị phần 1,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn thế giới là 435,50 tỷ USD.

Mặc dù thị phần dệt may xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng các năm qua nhưng khi so sánh với các quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Hồng Kông, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thì thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn.

Bảng 2.4: Thị phần xuất khẩu dệt may một số nước 2007 - 2010

(Đơn vị: %)

Quốc gia Thị phần

2007 2008 2009 2010

Toàn thế giới 100 100 100 100

Trung Quốc 30,51 31,19 32,40 35,09

EU (27) 28,20 28,44 27,52 24,98

Hồng Kông 7,46 6,77 6,41 5,99

Thổ Nhĩ Kỳ 3,99 3,78 3,68 3,60

Ấn Độ 2,88 3,05 3,74 3,36

Bangladesh 2,02 2,75 3,35 3,44

Việt Nam 1,61 1,79 2,07 2,25

Hoa Kỳ 1,83 1,68 1,62 1,66

Indonesia 1,49 1,50 1,59 1,63

Mexico 1,19 1,05 1,02 0,97

(Nguồn: Tính toán dựa trên số lệu của ITC và UN Comtrade) Theo như bảng số liệu trên, có thể thấy thị phần trung bình của hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 là 1,93%, thấp hơn rất nhiều so với thị phần trung bình của Trung Quốc (32,30%), EU (27,29%), Hồng Kông (6,65%). Những con số cho thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh là rất nhỏ bé và nó càng nhỏ bé hơn nữa nếu so sánh với con số khổng lồ của tổng kim ngạch nhập khẩu của dệt may toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước khác từng sớm có mặt trên thị trường dệt may thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Mexico thì đây quả là sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam tăng dần qua các năm trong khi một số quốc gia xuất khẩu truyền thống như Mexico hay Thổ Nhĩ Kỳ lại có những bước sụt giảm thị phần đáng kể. Đó chính là những bước tiến đáng kể của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam, qua đó nâng cao vị thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, hàng dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên một số thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với thị phần ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Tại thị trường Hoa Kỳ, có thể thấy, dù phát triển sau so với các nước xuất khẩu dệt may truyền thống vào thị trường này như Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Thái Lan,... nhưng Việt Nam lại có những bước tăng trưởng mạnh mẽ tại. Từ chỗ không có tên tuổi trên thị trường Hoa Kỳ (với chỉ 0,06% thị phần năm 2001), đến năm 2010 dệt may Việt Nam đã giành được 6,66%

thị phần tuyệt đối trên thị trường Hoa Kỳ, vượt qua quốc gia xuất khẩu lâu đời tại thị trường này là Mexico và lên nắm giữ vị trí số hai. Tuy nhiên, khi so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc thì thấy sức phát triển của hàng dệt may Việt Nam vẫn rất nhỏ bé. Năm 2001, Trung Quốc chỉ chiếm 9,3% thị phần, thì đến năm 2011 đã vươn lên nắm giữ tới 40,12% thị phần, khẳng định vị trí số một tại thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 2.5: Kim ngạch và thị phần xuất khẩu dệt may các nước sang Hoa Kỳ

Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

Thị phần (%)

2001 2010 2011 2001 2010 2011

Trung Quốc 6,54 38,47 40,66 9,30 41,24 40,12

Việt Nam 0,045 6,21 6,88 0,06 6,66 6,79

Ấn Độ 2,63 5,38 5,93 3,74 5,77 5,85

Indonesia 2,55 4,65 5,32 3,63 4,98 5,25

Bangladesh 2,20 4,06 4,65 3,13 4,35 4,59

Mexico 8,95 4,08 4,39 12,74 4,37 4,33

Pakistan 1,92 3,06 3,36 2,73 3,28 3,31

Thái Lan 2,44 1,54 1,41 3,47 1,65 1,39

Toàn thế giới 70,24 93,28 101,33 100 100 100

(Nguồn: Tính toán dựa trên số lệu của ITC và UN Comtrade) Tuy vậy có thể thấy, sự tăng trưởng liên tục về thị phần tuyệt đối của dệt may Việt Nam cho thấy năng lực canh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới ngày càng được được nâng cao. Cả trong hiện tại và tương lai dệt may Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng cường sự hiện diện của mình hơn nữa trên thị trường dệt may thế giới.

2.2.1.2. Mức doanh thu tiêu thụ so với các đối thủ cạnh tranh

Một chỉ tiêu quan trọng nữa nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may xuất khẩu đó là mức doanh thu tiêu thụ so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mức doanh thu tiêu thụ có thể tính bằng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, cũng có thể tính bằng doanh số, hay chính là khối lượng hàng dệt may xuất khẩu được. Khi mặt hàng dệt may Việt Nam được tiêu thụ nhanh chóng, đạt khối lượng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh thì có thể thấy rằng hàng hóa đó được người tiêu dùng ưa chuộng hơn và sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.

Bảng 2.6: Doanh thu xuất khẩu dệt may và tốc độ tăng doanh thu bình quân một số quốc gia giai đoạn 2007 - 2010

STT Quốc gia

Doanh thu xuất khẩu (tỷ USD)

Tốc độ tăng doanh thu bình

quân (%) 2007 2008 2009 2010

1. Trung Quốc 147,82 158,84 141,95 174,66 6,62 2. EU (27) 136,66 144,85 120,57 124,31 - 2,56 3. Hồng Kông 36,13 34,49 28,08 29,82 -5,64 4. Thổ Nhĩ Kỳ 19,33 19,23 16,11 17,91 -1,85

5. Ấn Độ 13,97 15,53 16,38 16,72 6,23

6. Bangladesh 9,82 14,01 14,66 17,11 21,34

7. Việt Nam 7,78 9,13 9,08 11,21 13,42

8. Hoa Kỳ 8,89 8,58 7,12 8,24 -1,59

9. Indonesia 7,25 7,65 6,98 8,11 4,30

10. Mexico 5,78 5,38 4,47 4,81 -5,41

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của ITC và UN Comtrade) Theo như bảng trên, có thể thấy doanh thu xuất khẩu dệt may của Việt Nam là rất nhỏ so với các quốc gia, khu vực như Trung Quốc, EU (27), Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ. Trong đó doanh thu bình quân giai đoạn 2007 - 2010 của Trung Quốc và EU (27) gấp Việt Nam tới 16,75 và 14,15 lần. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu dệt may gia nhập thị trường sau, nên đó cũng là một điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, khi so sánh với các quốc gia đi trước như Mexico, Hoa Kỳ, chúng ta hoàn có thể thấy được sự vươn lên mạnh mẽ của dệt may Việt Nam.

Tuy doanh thu xuất khẩu thấp hơn so với các quốc gia khác nhưng xét về tốc độ tăng doanh thu thì Việt Nam lại vượt qua nhiều quốc gia khác. Tốc độ tăng doanh xuất khẩu thu bình quân 4 năm từ 2007 đến 2010 của Việt Nam đạt 13,42%, vượt qua cả Trung Quốc, Ấn Độ và chỉ xếp sau Bangladesh với tốc độ tăng 21,34%.

Trong khi đó nhiều quốc gia, khu vực có tốc độ tăng âm như EU (-2,56%), Hồng Kông (-5,64%), Mexico (-5,41%). Năm 2009, do chịu cảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, hầu hết doanh thu xuất khẩu dệt may của các nước đều giảm mạnh. Trung Quốc giảm 10,63%, EU (27) giảm 16,76%, Hồng Kông giảm 18,58%, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 16,22%. Tuy nhiên mức giảm của Việt Nam dừng lại ở một con số không đáng kể, chỉ 0,55%.

2.2.1.3. Mức chênh lệch giá cả so với các đối thủ cạnh tranh

Trong tình hình liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, tự do hóa được xem là một xu thế tất yếu của bất cứ quốc gia nào khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Đứng trước bối cảnh đó, giá cả của các mặt hàng dệt may xuất khẩu trở thành một nhân tố quan trọng, góp phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay hầu hết các chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đều có giá cao hơn 5 - 7%, thậm chí 10% so với hàng cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ, Băng la đét. Cụ thể, đối với CAT 338/339 (áo sơ mi dệt kim cotton) đơn giá trung bình thực hiện tại Việt Nam là 5,79 - 8,2 USD/m2, trong khi ở Bangladesh chỉ là 4,66 - 4,88 USD/m2, Trung Quốc là 4,68 - 5,84 USD/m2 và Indonesia là 6,46 - 7,84 USD/m2. (Báo Đầu tư, số tháng 9/2008, trang 20 - 21)

Bảng 2.7: Giá bán hàng dệt may của một số quốc gia tại Hoa Kỳ Đơn vị: USD/m2

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của OTEXA)

Theo như kết quả tính toán giá bán hàng dệt may tại Hoa Kỳ của một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu giai đoạn 2006 - 2008, dựa trên số liệu của OTEXA, ta thấy quốc gia có mức giá bán thấp nhất trên thị trường này là Trung Quốc. Trong khi đó mức giá bán bình quân tại thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam là cao nhất. Tính riêng năm 2008, giá bán sán phẩm dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ cao hơn Trung Quốc đến 1,88 lần, Ấn Độ 1,67 lần, Mexico 1,59 lần và Bangladesh 1,48 lần, tương đương với sức cạnh tranh kém hơn so với các đối thủ.

Tại thị trường EU, có thể lấy ví dụ về mức giá của mặt hàng quần áo thể thao nhập khẩu từ cỏc quốc gia xuất khẩu lớn để thấy rừ sự chờnh lệch trong mức giá. Mức giá trung bình trên một tấn quần áo của Việt Nam năm 2009 cao hơn so với các quốc gia như Bangladesh (1,75 lần), Trung Quốc (1,40 lần), Indonesia (1,03 lần) và Ấn Độ (1,01 lần).

Bảng 2.8: Mức giá nhập khẩu trung bình đối với quần áo thể thao tại EU Đơn vị: € Quốc gia Mức giá trung bình

trên tấn (2005) Mức giá trung bình

trên tấn (2009) Tăng trung bình hàng năm (%)

Trung Quốc 10,00 12,30 5,3

Việt Nam 14,55 17,26 4,4

Thổ Nhĩ Kỳ 19,14 19,46 0,4

Indonesia 15,78 16,66 1,4

Ấn Độ 17,74 16,96 -1,1

Tunisia 33,10 38,89 4,1

Bangladesh 9,65 9,85 0,5

Năm 2006 2007 2008

Trung Quốc 1,45 1,51 1,59

Ấn Độ 1,90 1,87 1,79

Mexico 1,86 1,85 1,88

Bangladesh 1,86 1,87 2,01

Việt Nam 2,96 3,03 2,99

(Nguồn: Eurostat - 2010) Như vậy có thể thấy, hiện nay cạnh tranh bằng giá không phải là thế mạnh của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là tại sao với một quốc gia có lợi thế nhân công giá rẻ so với các đối thủ như Việt Nam lại không có khả năng cạnh tranh về giá.

Bảng 2.9: Cơ cấu giá thành sản phẩm dệt may làm gia công

Đơn vị: % STT Các bộ phận cấu thành giá Hàng đơn giản

nguyên liệu nội

Hàng cao cấp nguyên liệu ngoại

1 Nguyên liệu 40 - 50 60 - 70

2 Khấu hao tài sản cố định 1 - 1,5 3 - 5

3 Khấu hao tư liệu sản xuất 3 - 5 5 - 8

4 Chi phí quản lý 20 10

5 Chi phí khác 10 10

6 Lao động 20 - 30 5 - 10

(Nguồn: Thống kê của VITAS - 2007) Như chúng ta đã biết, giá thành mỗi sản phẩm dệt may được xác định dựa vào chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, bao gồm: chi phí cho nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí nhân công, các chi phí cố như điện nước, khấu hao máy móc, thiết bị, dụng cụ...và các khoản chi phí khác. Căn cứ bảng trên cho thấy chi phí lao động chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá thành sản phẩm dệt may xuất khẩu nước ta, trong khi chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm 60 - 70%). Khi so sánh với nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may khác, Việt Nam được đánh giá là có lợi thế về chi phí nhân công lao động. Cũng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì chi phí lao động trong Ngành Dệt may của nước ta đang ở mức rẻ nhất Châu Á.

Bảng 2.10: Tiền lương bình quân lao động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và một số nước trong khu vực

Đơn vị: USD/người/năm

Nước 2004 2005 2006

Việt Nam 760 780 790

Trung Quốc 720 750 770

Indonesia 1.200 1.400 1.500

Malaisia 3.200 3.300 3.300

Singapore 2.400 2.400 2.500

(Nguồn : Báo cáo về chiến lược công nghiệp trung dài hạn của Việt Nam - UNIDO và Viện chiến lược phát triển kinh tế - Bộ kế hoạch và Đầu tư 2006)

Tuy lợi thế về chi phớ lao động là rất rừ ràng nhưng Việt Nam lại gặp bất lợi về chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cho Ngành Dệt may bởi vì hàng năm, chúng ta phải nhập khẩu một tỷ lệ lớn với giá cao. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu đến 70% nguyên phụ liệu cho Ngành Dệt may, trong đó phải nhập tới 90% bông, 40% các loại xơ sợi tổng hợp, 50% vải và 30% các loại phụ liệu cho dệt may xuất khẩu. Càng mở rộng sản xuất, xuất khẩu thì tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lại càng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, gần đây nhất, năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 25,77 % so với năm 2010.

Trong đó, nhập khẩu xơ sợi các loại tăng 31,7%, vải tăng 25,13%, nguyên phụ liệu tăng 10,96% và đặc biệt, nhập khẩu bông tăng đến 58,58%. Ngoài chi phí về nguyên phụ liệu đầu vào, các loại chi phí khác cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng đều cao hơn các nước trong khu vực.

Như vậy, dù chi phí về lao động Việt Nam rất thấp nhưng tất cả các yếu tố trên đã đội giá bán sản phẩm dệt may Việt Nam lên cao, gây lên rất nhiều bất lợi cho Việt Nam khi tham gia vào thị trường dệt may thế giới và khiến cho sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xét về giá bán vẫn thua các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.11: Nhập khẩu nguyên liệu Ngành Dệt may 2006 - 2011

Đơn vị: Triệu USD

Chủng loại 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nhập khẩu 4992 6356 7064 6692 8912 11209

- Bông 219 268 468 392 664 1053

- Xơ sợi các

loại 544 744 788 811 1164 1533

- Vải 2980 3980 4454 4226 5378 6730

- Nguyên

phụ liệu 1249 1364 1354 1263 1706 1893

Nhập khẩu cho xuất khẩu 3787 4844 5317 4826 6562 8266 (Nguồn: VITAS) 2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

2.2.2.1. Chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, xuất khẩu mũi nhọn, thỏa mãn ngày càng nhiều nhu cầu tiêu dùng trong nước, bước đầu tạo được

thế đứng trong thương trường quốc tế. Thành tựu đó đạt được là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hoá, đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.

Với sự hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng đã trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị trường toàn cầu, mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển liên tục, đặc biệt khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Những thị trường như Hoa Kỳ, EU không chỉ yêu cầu hàng hóa có mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, chất lượng sản phẩm tốt mà họ còn quan tâm cả đến những vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội. Nhận thức được vấn đề này nên hầu hết các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đã áp dụng chính sách quản lý chất lượng sản phẩm theo các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000. Chẳng hạn, Công ty may Phong Phú đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, SA 8000 và OHSAS 1800; Công ty may Thăng Long, Công ty may 10, Đức Giang và một số công ty lớn khác đều áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Không những thế, sản phẩm của các doanh nghiệp luôn được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng ngay từ khâu mua nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất và cho đến tận khâu tiêu thụ hàng hóa. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng đầu tư cho chất lượng hàng hóa là một trong những điều kiện quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất phần lớn các sản phẩm dệt may theo yêu cầu của người tiêu dùng toàn thế giới. Các sản phẩm đều đạt chất lượng khá, đáp ứng được khả năng cạnh tranh về chất lượng so với các đối thủ, trong đó có một số sản phẩm có chất lượng cao, được các nhà nhập khẩu hàng đầu như Hoa Kỳ, EU đánh giá tốt như:

veston của các công ty may Nhà Bè, May 10, Việt Tiến; áo sơ mi dệt kim của công ty may Thành Công, Phương Đông; sản phẩm đồ lót của công ty Triump, Scavi...

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, có thể thấy chất lượng của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam là không đồng đều. Một khối lượng lớn các sản phẩm

xuất khẩu vẫn được làm theo phương thức gia công cho nước ngoài (chiếm đến 60% sản phẩm xuất khẩu). Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp là các sản phẩm đơn giản, chất lượng ở mức trung bình, đáp ứng những phân khúc thị trường có nhu cầu "bình dân", chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân khúc thị trường có nhu cầu chất lượng cao hơn.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu trong thời gian qua đã được nâng cao. Sản phẩm được đa dạng hóa, nâng cao các tiêu chí chất lượng trong sản xuất, xuất khẩu, nhằm đáp ứng được khả năng cạnh tranh với các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cần tập trung khắc phục, giải quyết nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng giá trị, tạo sự khác biệt nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao giá trị cạnh tranh.

2.2.2.2. Mức đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng sản phẩm Như đã phân tích trong phần 2.1.3.Cơ cấu xuất khẩu, có thể thấy hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước được đa dạng hóa về cả chủng loại cũng như mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó, có thể thấy so với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta còn tương đối hẹp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, chưa phù hợp về mẫu mã thời trang; sản phẩm xuất khẩu chính chỉ tập trung ở một số mặt hàng truyền thống như áo jacket, áo thun, áo sơ mi, quần âu, vải. Trong khi đó, đối với các mặt hàng dệt may, nhu cầu của người tiêu dùng là không cố định, thay đổi liên tục, đặc biệt về mẫu mã và kiểu dáng thời trang. Chính vì vậy, trên một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, hàng dệt may Việt Nam bị đánh giá là mẫu mã, thiết kế, kiểu dáng đơn giản, chưa phong phú, hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại của các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ. Có thể dẫn ra một ví dụ ở đây là hàng dệt may của Trung Quốc. Các sản phẩm dệt may Trung Quốc phong phú, đa dạng về cả chủng loại, mẫu mã với nhiều cấp độ chất lượng và mức giá cả phải chăng. Do vậy, cho đến nay, hàng dệt may của Trung Quốc đã có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy, điểm yếu của dệt may Việt Nam chính là khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra các sản phẩm mới còn chậm, mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn, chưa sản xuất được những sản phẩm hàng cao cấp

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w