Mức đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng sản phẩm

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2.2.2.2. Mức đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng sản phẩm

Như đã phân tích trong phần 2.1.3.Cơ cấu xuất khẩu, có thể thấy hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước được đa dạng hóa về cả chủng loại cũng như mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó, có thể thấy so với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta còn tương đối hẹp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, chưa phù hợp về mẫu mã thời trang; sản phẩm xuất khẩu chính chỉ tập trung ở một số mặt hàng truyền thống như áo jacket, áo thun, áo sơ mi, quần âu, vải. Trong khi đó, đối với các mặt hàng dệt may, nhu cầu của người tiêu dùng là không cố định, thay đổi liên tục, đặc biệt về mẫu mã và kiểu dáng thời trang. Chính vì vậy, trên một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, hàng dệt may Việt Nam bị đánh giá là mẫu mã, thiết kế, kiểu dáng đơn giản, chưa phong phú, hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại của các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ. Có thể dẫn ra một ví dụ ở đây là hàng dệt may của Trung Quốc. Các sản phẩm dệt may Trung Quốc phong phú, đa dạng về cả chủng loại, mẫu mã với nhiều cấp độ chất lượng và mức giá cả phải chăng. Do vậy, cho đến nay, hàng dệt may của Trung Quốc đã có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy, điểm yếu của dệt may Việt Nam chính là khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra các sản phẩm mới còn chậm, mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn, chưa sản xuất được những sản phẩm hàng cao cấp

đòi hỏi kỹ thuật cao nên khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường của hàng dệt may Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

Nguyên nhân ở đây chính là do đa số doanh nghiệp đầu tư quá ít cho khâu thiết kế mẫu mã, sản phẩm. Đội ngũ thiết kế tạo mẫu của nước ta còn yếu kém, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về chuyên môn nên hàng hóa của nước ta chưa bắt kịp được nhịp độ phát triển của thị trường thế giới. Hoạt động thiết kế sản phẩm chủ yếu chỉ dưới dạng cải tiến lại sản phẩm. Hệ quả của việc này là mẫu mã, hình thức, kiểu dáng của các sản phẩm may mặc Việt Nam còn đơn điệu, ít sáng tạo, rất nhiều hàng may mặc của Việt Nam còn mang kiểu dáng của nước ngoài, chưa thực sự chưa hướng tới những xu hướng thời trang cụ thể. Ở một khía cạnh khác, hàng dệt may so với các sản phẩm hàng hóa khác thường có vòng đời sản phẩm rất ngắn, trong khi các sản phẩm dệt may Việt Nam lại bị hạn chế về vốn cũng như marketing, chưa thích ứng được với sự thay đổi liên tục của thời trang thế giới nên thường bị lỗi mốt, dẫn đến việc tiêu thụ rất chậm.

Như vậy, vấn đề đặt ra là để có cơ hội thâm nhập vào các thị trường có tính cạnh tranh cao thì mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm dệt may Việt Nam phải phù hợp với các xu hướng thời trang liên tục thay đổi trên thế giới hiện nay. Điều này buộc các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải xây dựng một đội ngũ thiết kế mẫu mã có trình độ và khả năng sáng tạo cao, để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm mới, đáp ứng được xu thế thời trang thế giới.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2011 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w