- Lao động dệt may Việt Nam đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu Thừa những công nhân có tay nghề thấp, trong khi đó lại thiếu nguồn lao động chất lượng cao,
2.3.4. Thách thức
Bên cạnh những thành tựu và cơ hội thì quá trình hội nhập cũng mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam
Trước hết, có thể thấy, lợi thế về lao động sẽ không còn là ưu thế nổi trội của Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng như một số nước khác trên thế giới như Bangladesh, Mexico, Ấn Độ, Sri Lanka...bởi vì sau khi gia nhập WTO, giá cả lao động Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cùng với việc Việt Nam đang càng ngày càng thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu.
Ngoài ra, việc phát triển không tương xứng giữa hai ngành Dệt và May đang tạo nên nhiều thách thức cho dệt may Việt Nam trong vấn đề đáp ứng nguyên liệu đầu vào. Hiện ngành Dệt đang bị bỏ lửng trong cuộc đua giành lợi nhuận của ngành May. Ngành Dệt của Việt Nam vốn còn rất non kém, lại chưa được chú trọng đầu tư đúng mức vì vốn đầu tư ban đầu quá lớn. Kết quả là Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nội tại bản thân các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa làm quen và thích ứng được với nhiều phương thức sản xuất kinh doanh mới (FOB, ODM) dẫn đến giá trị sản phẩm làm ra còn thấp, giá trị gia tăng không cao.Cùng với đó, việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự có tương lai rõ ràng và cụ thể trong một thời gian gần.
Trong thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng dệt may sẽ căng thẳng hơn. Nhiều nước trên thế giới đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may để cạnh tranh. Yếu tố này cùng với việc Trung Quốc được Hoa Kỳ và EU bãi bỏ chế độ hạn ngạch, hàng dệt may của ta sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka.