- Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nông nghiệp theo hớng xuất khẩu.
1.2. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nớc
nghiệp của một số nớc
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nớc Châu á trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đối với nớc ta. Bởi vì Việt Nam và các nớc này cùng nằm trong một khu vực địa lý, có đời sống văn hóa xã hội tơng đối gần nhau. Đồng thời xuất phát điểm trong việc phát triển kinh tế của các nớc về cơ bản giống nớc ta hiện nay đó là: nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu, đều là sản xuất lúa nớc có tính thời vụ cao. Hiện nay nền kinh tế và nền nông nghiệp của nhiều nớc Châu
á sẽ là bài học kinh nghiệm hết sức quý báu với nớc ta. 1.2.1. Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan là một khu vực kinh tế hải đảo, đất chật ngời đông, tài nguyên khan hiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất nông nghiệp của Đài Loan trong tình trạng sa sút, trì trệ.
Để khắc phục hậu quả của chiến tranh và thúc đẩy kinh tế phát triển, Đài Loan đã thực hiện phơng châm: "Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp"(63;70)
Trong thời kỳ 1949- 1953, phần lớn dân Đài Loan đều sống dựa vào nông nghiệp nhng ruộng đất chủ yếu lại nằm trong tay địa chủ, có đến 50% nông dân là ngời làm thuê nộp tô cho địa chủ. Chính quyền Đài Loan nhận thức rằng, để sử dụng ruộng đất có hiệu quả thì phải phân chia lại ruộng đất một cách công bằng. Do vậy, cải cách ruộng đất ở Đài Loan đợc tiến hành theo từng bớc.
Việc làm đầu tiên trong cải cách ruộng đất là hạn chế nộp tô của nông dân nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân, tiếp đó là qui định quy mô sử
dụng đất đai (gọi là chính sách hạn điền). Phần lớn những ruộng đất trên mức quy định đều đợc định giá để ngời nông dân canh tác trên đất đó đợc mua lại và sẽ trả dần trong 10 năm. Diện tích đất công cũng đợc chuyển sở hữu cho nông dân. Những việc làm trên đã tạo ra sự ổn định và ngời nông dân phấn khởi yên tâm đầu t. Cải cách ruộng đất của Đài Loan có tác dụng làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp của Đài Loan, thu nhập của ngời nông dân tăng lên, thay đổi sự đầu t của kinh tế hộ nông dân, khai thác đợc nguồn vốn và lao động của nông dân đầu t vào đất đai.
Trong thập kỷ 1950 - 1960, nông nghiệp đợc coi là ngành kinh tế chủ đạo của Đài Loan. Để tạo cho nông nghiệp có bớc phát triển nhanh nhằm cung cấp đầy đủ lơng thực, thực phẩm từng bớc tạo lập vốn cho công nghiệp và cho các ngành kinh tế khác Đài Loan đã áp dụng rộng rãi một số biện pháp kỹ thuật nh kỹ thuật vi sinh để nâng cao sản lợng của cây trồng, tăng năng suất đất đai. Biện pháp này đã giúp cho Đài Loan từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chế biến.
Năm 1969, Chính quyền Đài Loan tuyên bố "Đề cơng mới về chính sách nông nghiệp" và từ năm 1970, Đài Loan chuyển sang thực hiện chủ trơng lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp, thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn với các biện pháp hỗ trợ lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp, nhằm mục tiêu thực hiện cơ giới hóa để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Điều quan trọng trong giai đoạn này là Đài Loan đã chú ý cải tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp để cạnh tranh với các nớc đang phát triển. Năm 1973, Chính quyền đã tập trung đầu t cho các công trình công cộng, điều kiện chuyên chở nông sản u đãi, cho vay tín dụng nông nghiệp và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp. Năm 1974 đã lập ra "quỹ trợ giá lơng thực" bảo đảm thu mua lơng thực với giá cao hơn giá sản xuất, chấm dứt chính sách thu mua nông sản với giá thấp, điều chỉnh thị trờng nông sản phẩm bất lợi trớc đó.
Để nâng cao hơn nữa sản xuất nông nghiệp, năm 1982, Chính phủ đã áp dụng một loạt các biện pháp nh cho vay tín dụng để mua đất, quy hoạnh lại nông thôn, nâng cao hơn trình độ cơ giới hóa nông nghiệp. Ngoài ra Chính phủ còn chú trọng đầu t nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp để tăng sức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó Chính phủ còn tập trung phát triển thêm nhiều ngành nghề khác để hạn chế nông dân không rời bỏ nông thôn, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn.
Có thể nói, với điều kiện thiên nhiên không thuận lợi nh các nớc khác, nhng Đài Loan đã giải quyết thành công con đờng phát triển nông nghiệp. Từ năm 1952 - 1981, tỷ lệ tăng trởng nông nghiệp là 3,9%/năm, tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu sản xuất nông nghiệp trớc kia lấy trồng trọt là chính, nay chuyển sang chăn nuôi, và một số cây trồng khác để phục vụ nhu cầu cho xã hội và xuất khẩu. Cũng do thay đổi, công thơng nghiệp phát triển nhanh, nông dân di chuyển ra thành phố, t liệu sản xuất đợc cung cấp đầy đủ đã làm thay đổi mối t- ơng quan giữa các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp.