9. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Cơ sở pháp lí của xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên âm
THCS
Tầm quan trọng của giáo viên âm nhạc THCS được khẳng định mạnh mẽ qua việc Ngành Giáo dục đánh giá cáo tầm quan trọng công việc của họ, của bộ môn âm nhạc THCS. Ngay từ năm 1996 đã có Thông tư liên bộ 15/TTLB năm 1996 về việc Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc và mĩ thuật phục vụ sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Bộ Văn Hóa Thông Tin ban hành. Thông tư nói rõ mục đích là:
1. Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả và phát huy thế mạnh của hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Văn hoá - Thông tin từ Trung ương đến địa phương để đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo giáo viên âm nhạc, Mĩ thuật (gọi tắt là giáo viên nhạc, họa) góp phần khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên âm nhạc, mĩ thuật tại các trường sư phạm và các trường mẫu giáo, phổ thông nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từng bước tiến tới đào tạo đủ giáo viên âm nhạc, mĩ thuật cho các trường phổ thông và trước mắt bảo đảm đủ số giáo viên âm nhạc, mĩ thuật cho trường phổ thông dân tộc nội trú.
2. Trong quá trình phối hợp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hai ngành cần quan tâm đặc biệt việc giáo dục cho giáo sinh biết bảo vệ và phát huy các tinh
hoa bản sắc văn hoá dân tộc, các tinh hoa văn hoá thế giới, có lòng yêu nghề mến trẻ, có đạo đức tác phong phù hợp nghề thầy giáo, có trình độ nghiệp vụ sư phạm bảo đảm thực hiện chương trình âm nhạc và mĩ thuật ở mỗi cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung và nhiệm vụ như sau:
Bắt đầu từ năm học 1996-1997, hai Bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nội dung sau:
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo Trường Cao đẳng sư phạm Nhạc-Hoạ Trung ương và các Trường Đại học Mĩ thuật, Nhạc viện phối hợp xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Đại học Sư phạm âm nhạc và mĩ thuật và chương trình bồi dưỡng giáo viên âm nhạc, mĩ thuật từ trình độ Cao đẳng lên trình độ Đại học Sư phạm âm nhạc, mĩ thuật và chỉ đạo chỉnh lí chương trình Cao đẳng, Trung học sư phạm âm nhạc, mĩ thuật trình hai Bộ duyệt và Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để thực hiện trong cả nước.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng kinh phí trong chương trình để biên soạn giáo trình đào tạo giáo viên các hệ và giáo trình bồi dưỡng giáo viên để sử dụng cho các trường tham gia đào tạo giáo viên âm nhạc, mĩ thuật. Mỗi Bộ trình Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo giáo viên âm nhạc và mĩ thuật thuộc Bộ quản lí.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp lập dự án mở các khoa sư phạm âm nhạc, mĩ thuật để đào tạo cử nhân sư phạm âm nhạc và mĩ thuật bậc Đại học tại các trường Đại học Mĩ thuật, Nhạc viện và mở các lớp Đại học sự phạm âm nhạc, Mĩ thuật tại trường Cao đẳng sư phạm nhạc-hoạ trung ương bằng chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước giao nhằm kịp thời cung cấp đội ngũ giáo viên sư phạm âm nhạc và mĩ thuật cho các trường sư phạm địa phương và trực thuộc và một phần cho các trường phổ thông cơ sở trong những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
4. Để thực hiện mục tiêu mỗi trường trung học cơ sở có 2 giáo viên (1 dạy âm nhạc, 1 dạy họa), sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép UBND,
các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cho trường CĐSP và trường VHNT các tỉnh, thành phố liên kết đào tạo giáo viên nhạc, hoạ bậc Trung học và Cao đẳng theo chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (với điều kiện các cơ sở đào tạo đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo).
5. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nhạc, hoạ. Các trường CĐSP Nhạc - Họa TW, Đại học Mĩ thuật và âm nhạc, các trường CĐSP và VHNT địa phương mở các lớp bồi dưỡng chuyên ngành âm nhạc và mĩ thuật theo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên âm nhạc, mĩ thuật đương nhiệm và kiêm nhiệm.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các băng hình dạy âm nhạc, mĩ thuật theo chương trình phổ thông để phát triển VTTH và phát hành tới các trường phổ thông trên cả nước, đặc biệt các trường vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hoá thông tin xây dựng chế độ chính sách đào tạo giáo viên âm nhạc và mĩ thuật trình Chính phủ và xây dựng cơ chế sử dụng đội ngũ giáo viên âm nhạc, mĩ thuật đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Như vậy, vai trò của bộ môn âm nhạc THCS đã được coi trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình cụ thể từ việc biên soạn giáo trình đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chế độ giáo viên. Việc đưa âm nhạc vào giảng dạy từ bậc THCS nằm trong chủ trường lớn của Đảng, Ngành nhằm đào tạo, phát triển con người toàn diện.
Trong xã hội hiện đại, khi mà không ít nơi, chủ nghĩa kỉ trị có vẻ như đang thống trị xã hội, tình trạng tôn sùng khoa học công nghệ đang phổ biến hơn bao giờ hết. Và đi kèm với tôn sùng công nghệ, đời sống con người nhiều nơi, nhiều giới tràn ngập sản phẩm công nghệ, người ta sống vô cùng tiện
nghi nhưng không vì thế mà đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú, trái lại sự phát triển thiên lệch đã tạo ra nhiều thế hệ cằn cỗi về tinh thần, về tâm hồn. Người ta không biết yêu một câu ca giao, tục ngữ hay; không biết thưởng thức một bức tranh đẹp, một phong cảnh nên thơ; đặc biệt không biết yêu một giai điệu đẹp, một bài hát dân ca chứa chất tâm hôn dân tộc, chứa đậm văn hóa vùng, miền. Chúng tôi cho rằng, nếu không chú ý đúng mức giáo dục thẩm mĩ cho học sinh có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một công cụ vô cùng mạnh mẽ để tác động lên đời sống tâm hồn học sinh.
Âm nhạc có những thế mạnh riêng mà không một bộ môn nào có thể có được, bằng phương thức tác động đặc thù của mình qua hình tượng âm nhạc, âm nhạc có thể tác động đến những vùng sâu kín nhất trong tâm hồn con người, làm lay chuyển họ, thức tỉnh họ, làm họ trở nên có tâm hồn hơn, vì thế cũng trở nên yêu đời hơn, hoàn thiện mình hơn.
Lứa tuổi học sinh THCS, như chúng ta biết là lứa tuổi nhân cách chưa hoàn thiện, ở vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng cả về nhận thức và thể chất. Đây là lứa tuổi hết sức nhạy cảm, vì thế sự tác động đối với các em có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hoàn thiện nhân cách của các em. Âm nhạc có thế mạnh đặc biệt bồi bổ tâm hồn cho các em.
Giáo viên âm nhạc chính là người bắc cầu đưa các em đến với âm nhạc. Các em hiểu về âm nhạc, cảm về âm nhạc và yêu âm nhạc qua thầy cô giáo. Vì thế, chất lượng giáo viên âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng đối với thái độ của các em đối với môn học, Vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn qua đó cũng được quyết định bởi người giáo viên.