9. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Nâng cao về chất lượng
Với quan điểm triết học, chất lượng được định nghĩa là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó đối với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là các liên kết cái thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không
thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.
Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, thông số cơ bản. Chất lượng của sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Đây là một yêu cầu cấp thiết. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ đòi hỏi phải có nhiều biện pháp đồng bộ, toàn diện. Nâng cao chất lượng toàn diện giáo viên phải quan tâm đến các mặt:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người giáo viên: thể hiện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, ứng xử vói đồng nghiệp, lối sống, tác phong...
- Trình độ đào tạo: do yêu cầu ngày càng cao của chất lượng giáo dục theo yêu cầu của xã hội nên chuẩn của giáo viên về trình độ cũng ngày càng được nâng cao. Vì thế, ngoài việc đảm bảo bằng cấp khi tuyển dụng, công tác đào tạo lại, công tác bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên là rất quan trọng.
Đối với giáo viên âm nhạc THCS, để đảm bảo yêu cầu về trình độ âm nhạc và phương pháp giảng dạy âm nhạc, nhất thiết giáo viên âm nhạc THCS phải được đào tạo từ các trường CĐSP âm nhạc, hoặc chuyên ngành âm nhạc các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Ngoài ra, những người được đào tạo tại các trường âm nhạc, chuyên ngành âm nhạc cũng có thể trở thành giáo viên âm nhạc nếu họ được học bổ sung kiến thức nghiệp vụ sư phạm âm nhạc. Điều đó đảm bảo bước đầu trình độ, nghiệp vụ của giáo viên âm nhạc THCS. Trên thực tế, không ít giáo viên âm nhạc THCS chưa đạt chuẩn, do công tác đào tạo còn bất cập, thậm chí chưa được đào tạo, đào tạo không chính quy...