9. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Vài nét về thực trạng đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS hiện nay
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 6 năm 2004 nêu rõ: “Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và có ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số giáo viên còn thiếu, cơ cấu giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn dạy theo phương pháp cũ, nặng về truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Một bộ phận giáo viên thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh”.[1]
Trong Báo cáo sơ kết một năm đổi mới chương trình THCS của Vụ Giáo dục trung học đã nhận định: Đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ, ở vùng khó khăn còn thiếu giáo viên một số bộ môn nhất là môn Toán và khoa học tự nhiên, đặc biệt thiếu giáo viên các môn Tin học, Ngoại ngữ. Nhìn chung, đôị ngũ chưa được chuẩn bị về kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Một số môn học, hoạt động giáo dục mới như: Tin học, Giáo dục công dân, Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Công nghệ, đội ngũ giáo viên còn thiếu, các trường phải bố trí dạy kiêm
nhiệm, dạy chéo môn.
Đánh giá đội ngũ giáo viên Phổ thông những năm đầu thế kỉ XXI của GS.TS Nguyễn Hữu Châu đã khẳng định: Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông ngày càng được nâng cao. Đại bộ phận nhà giáo tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm tự bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ dạy tốt. Tỉ lệ đạt chuẩn trong từng cấp học được cải thiện đáng kể và chất lượng giáo viên toàn ngành đều tăng so với các năm học trước.
Tuy nhiên, số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn, số giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm tỉ lệ ít. Trình độ sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trung học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Các tiết dạy có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế, các tiết dạy ở các môn có nhiều thí nghiệm, thực hành chưa được thực hiện thường xuyên.
2.3.2. Về số lượng
Hiện nay trên đại bàn thành phố Hà Tĩnh có 27 trường từ tiểu học tới THCS, trong đó có 17 trường Tiểu học, 10 trường THCS với 11.738 học sinh (số liệu tại thời điểm tháng 8 năm 2011).
Tổng số giáo viên âm nhạc là 26 người, trong đó GV THCS có 10 người.