Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên âm nhạ cở các

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 59 - 110)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên âm nhạ cở các

trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh hiện nay

Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại giáo viên âm nhạc THCS từ năm 2008 đến 2011.

Năm học Tổng số

GV

Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

2008 - 2009 7 1 3 2 1 Tỉ lệ 14.3% 42.9% 28.5% 14.3% 2009 – 2010 9 1 4 2 2 Tỉ lệ 11.1% 44.5% 22.2% 22.2% 2010 – 2011 10 2 4 3 1 Tỉ lệ 20% 40% 30% 10% (Nguồn từ PGD TP Hà Tĩnh) 2.3.4.1. Những ưu điểm:

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên âm nhạc trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh hiện nay đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học và THCS. Họ có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề; có lập trường tư tưởng vững vàng và đạo đức trong sáng của nhà giáo.

Họ đều đã được đào tạo và tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đúng chuyên ngành. Đây là một ưu điểm bởi vì môn âm nhạc mới được đưa vào giảng dạy đại trà và vì thế không ít cơ sở giáo dục địa phương trước đây đã phải sử dụng giáo viên chưa được đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để giảng dạy âm nhạc. Điều nay chứng tỏ địa phương đã chú trọng công tác đào tạo nguồn và đã quan tâm tuyển dụng giáo viên âm nhạc, dành chỉ tiêu biên chế cho giáo viên âm nhạc, không có tình trạng chuyển giáo viên thuộc các biên chế môn khác sang giảng dạy chéo môn.

điểm. Bởi vì với độ tuổi này họ còn có thể tự học, tự bồi dưỡng cũng như tham gia các lớp đào tạo lại để nâng cao trình độ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Vấn đề bồi dưỡng giáo viên chính là hướng đến đối tượng này.

Thực trạng trên phản ánh cơ bản cả từ góc độ quản lý nhà nước và chuyên môn đã quan tâm đến việc giảng dạy âm nhạc trong các trường THCS ở địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

2.3.4.2. Những tồn tại

Tồn tại dễ nhận thấy đó là tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng chính quy trở lên còn ít. Hầu hết giáo viên có trình độ trung cấp âm nhạc (tốt nghiệp trường Trung cấp VHNT Hà Tĩnh), nhiều người trong đó học hệ chuyên ngành âm nhạc, không phải sư phạm âm nhạc. Số này tuy có kiến thức âm nhạc khá vững vàng nhưng phương pháp giảng dạy, kỹ năng lên lớp chưa tốt.

Ngoài ra, qua điều tra, chúng tôi thấy có đến 90% giáo viên âm nhạc không có khả năng, hoặc không thành thạo sử dụng các nhạc cụ, khả năng thị phạm yếu. Mà trong giảng dạy âm nhạc, khả năng thị phạm yếu là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nói chung.

Nguyên nhân của hạn chế này chính là do công tác đào tạo của các trường chuyên nghiệp chưa toàn diện, còn mang nặng lý thuyết có tính chất hàn lâm, chưa chú ý đến đời sống âm nhạc hiện tại cũng như là chức năng nhiệm vụ mà một giáo viên âm nhạc ở trường THCS cần phải thực hiện.

Một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo viên đó là đời sống giáo viên âm nhạc thấp. Điều này phản ánh qua thu nhập. Giáo viên âm nhạc không thể dạy thêm để tăng thêm thu nhập, bộ môn lại không được xem bình đẳng như các môn văn hóa khác nên nhiều giáo viên chưa thật an tâm công tác, số giáo viên bỏ nghề để làm nghề khác diễn ra khá nhiều.

Vấn đề định biên không cho phép tuyển dụng thêm giáo viên âm nhạc mới đào tạo có trình độ cao.

2.4. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và phát triển của bộ môn âm nhạc

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của bộ môn âm nhạc và phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS môn âm nhạc và phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS

Chúng tôi cho rằng, công tác quản lý giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đến chất lượng giáo dục nói chung. Để đánh giá nhận thức cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của bộ môn âm nhạc, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát trong 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Tổng số phiếu phát ra 230 phiếu, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL - GV về sự cần thiết và phát triển đội ngũ GV môn Ấm nhạc ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành

phố Hà Tĩnh.

Mức độ cần thiết và quan trọng của môn

Âm nhạc trong chương trình THCS Số phiếu Mức độ đánh giá Rất cần

thiết Cần thiết Bình thường

Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Nhận thức của cán bộ

QL với môn Âm nhạc 20 6 30 8 40 6 30 - -

2. Nhận thức của tổ trưởng chuyên môn với môn Âm nhạc

10 6 60 2 20 2 20

3. Nhận thức của giáo

viên với môn Âm nhạc 200 140 70 40 20 20 10 - -

Tổng 230 152 66.1 50 21,7 28 12,2 - -

Số ý kiến cho rằng rất cần thiết rất thấp. Hầu hết các ý kiến chỉ ghi nhận mức độ bình thường, cần thiết. Điều này thể hiện rõ khi chúng tôi bằng sự thâm nhập thực tế của mình cảm nhận được mức độ quan tâm hời hợt của đội ngũ quản lý từ cấp phòng tới cấp trường, điều chưa hẳn đã được thể hiện qua phiếu điều tra. Có trường đóng trên địa bàn thành phố nhưng đã quan nhiều năm nhưng không có nổi 1 cái đàn oocgan. Điều đáng nói là khi giáo viên đề xuất mua thì chẳng những không nhận được sử ủng hộ của cấp quản lý từ phòng giáo dục đến trường mà còn nhận được sử phản ứng thiếu thiện cảm từ

hiệu trưởng nhà trường. Đáng buồn hơn tình trạng trên không phải là cá biệt.

2.4.2. Đánh giá về nhận thức của CBQL và GV âm nhạc THCS

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy nhận thức của các đối tượng chưa đồng đều. Các đối tượng tham gia công tác quản lí đều nhận thức bình thường về sự cần thiết của bộ môn âm nhạc, chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của bộ môn trong việc giáo dục thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Có thể nói, dù không nói rõ ra, trước sau họ vẫn chỉ xem âm nhạc là một môn phụ!

Về phía giáo viên, là người trực tiếp giảng dạy họ họ đánh giá quan trọng hơn vai trò của môn học nhưng kết quả cho thấy chưa phải đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của môn học này.

Sở dĩ có nguyên nhân đó là vì có nhiều nguyên nhân. Một thời gian dài chúng ta không coi trọng âm nhạc, học sinh không được học. Hiện tại đã đưa vào nhà trường những vị trí, số tiết khiêm tốn. Mặt khác, cũng giống nhiều môn học khác thuộc khoa học xã hội, âm nhạc đang bị xã hội xem nhẹ cho đó như là một môn học có tính chất giải trí, không phải kiến thức cơ bản để thi tốt nghiệp hay đại học; không phải là môn học để có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Thực tế trên phản ánh tình trạng chưa chú ý đến đào tạo hoàn thiện nhân cách, chưa chú ý đến đào tạo các nội dung nhằm bồi dưỡng tâm hồn con người, chỉ mới chú trọng đào tạo kiến thức có tính chất thực dụng. Đây là điều rất nguy hiểm và điều đáng tiếc là hậu quả của nó có thể còn rất lâu mới đến nên người ta đã không nhận thức thấy. So với học sinh nước ngoài cùng lứa tuổi, cấp học thì có sự khác biệt lớn, khi họ chú trọng giáo dục các môn học phát triển tâm lực con người. Nó hết sức cần thiết trong xã hội hiện đại nhiều thử thách và áp lực.

2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc trung học cơ sỏ ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay cơ sỏ ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay

2.5.1. Thực trạng công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc trung học cơ sở ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay viên âm nhạc trung học cơ sở ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay

Để có cơ sở khách quan về thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc. Qua khảo sát 30 cán bộ quản lí và 200 giáo viên THCS kết quả cho thấy như sau:

Bảng 2.10: Khảo sát đánh giá về quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS

TT Nội dung đánh giá Số ý kiến và điểm đánh giá

5 4 3 2 1

1 Xây dựng được quy hoạch và phù hợp với

thực tế của địa bàn TP 15 45 85 60 25 2.63

2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội

ngũ GV âm nhạc 19 43 91 67 10 2.75

3 Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra và đúng

quy định chung. 23 37 86 62 22 2.68

(Điểm cao nhất là 5 thấp nhất là 1)

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS nói chung trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức của các cấp quản lí giáo dục. Họ chưa nhận thức đúng vị trí, tâm quan trọng của việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS. Việc lập quy hoạch phát triển đội ngũ chưa có sự chủ động, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc xây dựng quy hoạch. Các cơ sở giáo dục (các trường THCS) hoàn toàn không chủ động được công việc này.

Công tác dự báo phát triển giáo dục THCS không được quan tâm, hoặc dự báo không chính xác thì đi kèm với nó là kế hoạch đào tạo không phù hợp dẫn tới tình trạng giáo viên lúc thừa lúc thiếu, bị động.

Việc tuyển dụng giáo viên THCS còn nhiều bất cập về cơ chế, phân cấp quản lí, các trường không được chủ động trong công tác tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ. Việc bố trí giáo viên cũng còn nặng sự nể nang, chưa thật sự gắn với nhu cầu của công việc. Có sự phân biệt giữa các trường nên việc bố trí giáo viên cũng không đều, số giáo viên có năng lực nhiều khi chỉ bố trí cho các trường khu vực nội thành dẫn đến chất lượng giảng dạy giữa các trường chưa đồng đều. Những người có năng lực thật sự về âm nhạc không mặn mà với

nghề giáo viên âm nhạc, các em đã tìm đến với những nghề nghiệp có thu nhập cao hơn, cho dù không sử dụng đến chuyên môn âm nhạc.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được chú trọng, kế hoạch nếu có cũng chưa sát thực tế, chưa xuất phát từ thực tế và sự dự báo chưa chính xác. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS chưa thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thấp, kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên chưa đúng và chưa làm tốt những nội dung phục vụ việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Trên thực tế, đối với các cấp quản lí giáo dục ở địa phương, âm nhạc vẫn chỉ là môn phụ. Việc quy hoạch đội ngũ giáo viên âm nhạc chưa được chú trọng.

2.5.2. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên âm nhạc THCS

Bảng 2.11: Khảo sát đánh giá về thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên âm nhạc THCS.

Nội dung đánh giá Người

tham gia đánh giá Kết quả Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Tuyển dụng, sử dụng GV âm nhạc THCS CBQL (30) 3 10 18 60 7 23 2 0.7 GV (200) 30 15 80 40 60 30 30 15

Đối với công tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS trên địa bàn TP: có 70% cán bộ lãnh đạo quản lý đánh giá khá, tốt. Trong khi đó có 55% số giảng viên được hỏi đánh giá khá, tốt. Và tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình của giáo viên lại cao hơn. Sự chênh lệch trong đánh giá thể hiện công tác này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định và chưa có sự thống nhất trong nhận thức của các nhà lãnh đạo, quản lý và đội ngũ giáo viên.

Công tác tuyển dụng giáo viên hàng năm bổ sung cho số lượng giáo viên thiếu của từng cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy định của nhà nước, ngành

về công tác tuyển dụng viên chức, theo đúng quy định của luật viên chức. Các trường THCS công lập trên thực tế hoàn toàn không có quyền tuyển dụng giáo viên. Khi có nhu cầu, các trường chỉ việc đề nghị lên cấp quản lí trực tiếp là Phòng Giáo dục, phòng trình UBND thành phố/huyện thực hiện công tác tuyển dụng và phân công, điều động giáo viên về công tác tại trường. Công tác tuyển dụng hiện nay thuộc thẩm quyền của UBND các cấp, ngành giáo dục không được trực tiếp tuyển dụng giáo viên cho mình, chứ chưa nói đến các trường học. Như vậy, người sử dụng lao động trực tiếp không được tuyển dụng người lao động cho mình. Vì thế, trên thực tế, các trường rất bị động, họ buộc phải nhận người từ trên điều về, và hầu như không có sự lựa chọn, cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đây là vấn đề của cả nước không chỉ riêng địa phương nào.

Về vấn đề sử dụng giáo viên, đây là vấn đề thuộc các trường. Nhiều trường, việc sử dụng giáo viên âm nhạc vẫn còn tùy tiện, như phải kiêm nhiệm dạy thêm một số môn hay kiêm nhiệm những việc khác, nhiều việc không liên quan gì tới âm nhạc.

2.5.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên âm nhạc THCS

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên âm nhạc THCS là nhiệm vụ của của các cấp quản lí giáo dục, là nhiệm vụ chính của trường Cao đẳng và Đại học sư phạm của Tỉnh chịu sự quy định, chi phối của quy chế tuyển sinh và các tác động xã hội khác.

Các nguồn cung cấp giáo viên âm nhạc THCS hiện có: Từ trường CĐ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du và trường Đại học Hà Tĩnh, từ các trường Đại học, từ các lớp liên kết đào tạo của các Trung tâm giáo dục, các Viện, ngoài ra còn có giáo viên từ các tỉnh khác chuyển về. Tuy thế, nguồn đào tạo chính vẫn là trường CĐ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du và trường Đại học Hà Tĩnh. Từ trước đến nay, việc tuyển sinh vào trường CĐ và Đại học tỉnh đã trải qua rất nhiều thay đổi trong quy chế: Đầu tiên là đào tạo theo kế hoạch chung của từng khoá học, tiếp đó là đào tạo theo địa chỉ (số

lượng tuyển sinh hàng năm ở từng môn xác định cụ thể cho từng huyện.

Bảng 2.12: Số lượng GV âm nhạc THCS được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm học 2008 - 2009 đến nay.

TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Số lượng tham gia / năm học

08-09 09-10 10-11 11-12

1 Học cao học 0 0 0 0

2 Học Đại học 2 3 1 1

3 Bồi dưỡng NVSP, năng lực sử dụng các

thiết bị dạy học hiện đại 6 7 9 8

4 Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 3 5 8 9

5 Bồi dưỡng lý luận chính tri 7 7 8 9

6 Bồi dưỡng tập huấn, khảo sát thực tế 7 8 8 9

(Nguồn từ phòng GDĐT TP Hà Tĩnh)

Về công tác đào tạo, như phần trên đã phân tích, do môn âm nhạc mới được triển khai giảng dạy đại trà cho học sinh tiểu học, THCS nên có thể nói công tác đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường từ tiểu học tới THCS mới chỉ đáp ứng được bước đầu về cả số lượng và chất lượng. Chất lượng đào tạo còn có nhiều khiếm khuyết, nhất là các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm.

Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa thật sự được quan tâm. Hàng năm có

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 59 - 110)