9. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS
1.5.2.1. Tuyển dụng
Giáo viên vào giảng dạy phải đảm bảo được những yêu cầu về đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để giảm tối đa hiện tượng dạy chéo ban, dạy kê, đệm, không đảm bảo chất lượng. Giáo viên được tuyển chọn phải đạt chuẩn chất lượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn mực về đạo đức tư cách người thầy trong điều kiện mới. Công tác tuyển dụng có ý nghĩa nhết sức quan trọng, nó không chỉ chi phối chất lượng giáo dục sau này của các cơ sở giáo dục mà còn là vấn đề chính trị - xã hội. Vì thế, phương thức tuyển chọn là rất quan trọng. Quy trình tuyển chọn phải rõ ràng, minh bạch, công khai, thông báo rõ ràng cho các ứng viên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công bằng trong tuyển dụng.
Hiện nay các trường THCS, những cơ sở giáo dục trực tiếp sử dụng lao động lại không phải là người có khả năng tuyển dụng giáo viên, thậm chí các cấp quản lí giáo viên như Phòng giáo dục, Sở giáo dục cũng không có quyền quyết định đến việc tuyển dụng giáo viên. Vì thế, hàng năm các cơ sở giáo dục được phân cho giáo viên nào thì họ nhận giáo viên đó. Chất lượng giáo dục hoàn toàn không phải do họ lựa chọn. Đây cũng là khó khăn vì rõ ràng, người trực tiếp sử dụng lao động không có quyền lựa chọn lao động. Đó là chưa kể đến còn có nhiều điều chưa rõ ràng minh bạch trong công tác tuyển dụng như tình trạng chạy trường, chạy biên chế vẫn diễn ra làm dư luận xã
hội bức xúc; chỗ thiếu giáo viên vẫn không có giáo viên về, chỗ đang thừa vẫn có giáo viên bổ sung. Người có bằng cấp tốt nghiệp cao hơn chưa được phân công công tác, người có bằng thấp hơn đã được lựa chọn... Cần tiêu chuẩn hóa các khâu tuyển chọn, công khai tiêu chuẩn, thông tin để nhân dân rõ ràng, tránh hiện tượng hiểu lầm không đáng có.
1.5.2.2. Đào tạo giáo viên
Là một công việc đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã khẳng định giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì thế, công tác đào tạo giáo viên phải coi trọng hàng đầu. Việc này lại do các trường sư phạm đảm nhiệm, không phải việc của các đơn vị sử dụng lao động. Đào tạo giáo viên cho bậc học THCS là các trường Cao đẳng sư phạm, hay hệ Cao đẳng sư phạm của các trường Đại học. Nhận thức được tầm quan trọng của các trường sư phạm, chúng ta cũng đã có nhiều biện pháp chỉ đạo. Tuy nhiên, nằm trong khó khăn chung của hệ thống giáo dục đại học, hệ thống các trường sư phạm ở nước ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo để cho ra lò những giáo viên có trình độ tốt nhất, phẩm chất tốt nhất đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục nước nhà. Ngoài những khó khăn chung như cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình giáo trình, hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm... thì vấn đề lớn mà các trường sư phạm đang gặp phải chính là đầu vào của sinh viên sư phạm không cao. Điều này lại không phải lỗi của các trường sư phạm mà là ở quan niệm xã hội, ở việc giá trị của nhà giáo, nghề giáo không nằm trong bậc cao của thang giá trị xã hội, nghề giáo không còn hấp dẫn cho nên khi chọn trường để học, không nhiều người giỏi chọn thi vào các trường sư phạm. Không có sinh viên có đầu vào tốt, năng lực tư duy tốt, các trường rất khó, gần như không thể cung cấp cho xã hội những thầy giáo giỏi trong tương lai. Và hậu quả là thầy giáo không giỏi thì sẽ khó có thể nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Đây là vấn đề không khó để nhận thấy, nhưng là vấn đề không dễ để giải quyết, khắc phục. Bởi trên thực tế trong đời sống, giáo viên không được coi
trọng, giáo viên có đời sống khó khăn, giáo viên chịu nhiều áp lực... nên có nên chọn nghề giáo viên không? Câu hỏi đó luôn đặt người vào đời một sự lựa chọn. Vì thế, vấn đề là phải nhanh chóng nâng cao chất lượng cuộc sống cho giáo viên, thay đổi quan niệm xã hội về nghề giáo để giáo dục có thể thu hút được nhiều người giỏi vào công tác. Nhưng hiệu quả hơn cả chính là người dân nhìn thấy một sự đảm bảo về cuộc sống khi dấn thân vào sự nghiệp giáo dục, không phải là những lời nói suông hay các giá trị ảo nào đó.
1.5.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên
- Khái niệm bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ là làm cho tốt hơn, giỏi hơn. Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.
Thuật ngữ bồi dưỡng GV chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV đang dạy học. Bồi dưỡng GV được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Ở nước ta có 3 loại hình bồi dưỡng cơ bản: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, bồi dưỡng để dạy chương trình và SGK mới (gọi tắt là bồi dưỡng thay sách) và bồi dưỡng chuẩn hoá (cho những GV chưa đạt chuẩn).
Như vậy, bồi dưỡng giáo viên là một loại hoạt động có chủ đích nhằm bổ sung tri thức, kỹ năng giúp cho giáo viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới hoặc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, thoả mãn đòi hỏi nghề nghiệp của giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
- Vì sao phải tiến hành bồi dưỡng giáo viên?
Vấn đề mấu chốt trong đổi mới sự nghiệp GD Việt Nam mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định là “ Chuyển dần mô hình giáo
dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục...”. Mô hình đó chính là mô hình gắn kết giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục thành một hệ thống, trong đó tại bất cứ thời điểm nào và bất cứ không gian nào, mỗi thành viên trong xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, nghề nghiệp và địa vị xã hội đều có thể tiến hành việc học tập theo nhu cầu của cá nhân để nâng cao học vấn, hoàn thiện tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, lấp những lỗ hổng trong kiến thức quản lí, trau dồi văn hoá lãnh đạo, tu dưỡng đạo đức. Sống trong một thế giới có những thay đổi rất nhanh về mọi mặt, con người buộc phải tìm đến sự học tập để ứng xử được với những tình huống mới mẻ nổi lên trong sinh hoạt cá nhân cũng như trong lao động nghề nghiệp.[10, 17].
Chuẩn GV là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà người GV ở các bậc học cần phải có. Công tác bồi dưỡng GV cũng dựa vào chuẩn GV để bổ sung những những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức, kĩ năng sư phạm hiện còn thiếu ở GV nhằm giúp cho tất cả GV có thể đạt chuẩn theo cấp độ GV tương ứng.
Số GV mới bổ sung hàng năm chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đội ngũ, nhất là giai đoạn hiện nay. Về thâm niên nghề nghiệp của GV cấp III, khoảng 1/3 là dưới 5 năm, 1/3 từ 5 – 10 năm, 1/3 trên 10 năm.... Vì vậy, việc đào tạo tiếp tục, đào tạo lại số GV hiện có, nhất là số trẻ, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trong những tập kỉ tới. Cần phải đặt đúng vị trí của công tác bồi dưỡng thường xuyên sau đào tạo ban đầu.
Như vậy, từ những yêu cầu của xã hội cũng như những yêu cầu của bản thân mỗi giáo viên thì vấn đề tăng cường và đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên là một vấn đề tất yếu.
Thuật ngữ bồi dưỡng GV chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV đang dạy học. Bồi dưỡng GV được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Ở nước ta có 3 loại hình bồi dưỡng: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, bồi dưỡng
để dạy chương trình và SGK mới (gọi tắt là bồi dưỡng thay sách) và bồi dưỡng chuẩn hoá (cho những GV chưa đạt chuẩn).
Theo đánh giá chung, hiện nay công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung, giáo viên âm nhạc, mĩ thuật chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc THCS.
Việc bồi dưỡng phải kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự đào tạo theo nguyên tắc:
- Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng, tự học; kết hợp bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng thường xuyên.
- Tận dụng thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm thực tiễn để giáo viên sớm tiếp cận, đặc biệt là việc vận dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hiện đại trong giảng dạy âm nhạc, hội họa.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm cả chính trị, tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, nắm bắt tình hình thời sự chung, xu thế phát triển của đất nước, thời đại; cập nhật kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, chuyên đề một cách có hệ thống.