Đánh giá tổng hợp thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 69 - 70)

9. Kết cấu của luận văn

2.5.5. Đánh giá tổng hợp thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo

viên âm nhạc THCS

Để đánh giá tổng hợp thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS trên địa bàn những năm qua một cách khách quan, từ đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc trên địa bàn TP Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu về sự phát triển giai đoạn 2011-2015. Tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 cán bộ quản lí và 200 GV THCS.

Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá tổng hợp các vấn đề về thực trạng phát trển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS trên địa bàn TP Hà Tĩnh

TT Nội dung đánh giá Người tham gia đánh giá Kết quả Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Quy hoạch, tuyển

dụng, sử dụng GV

CBQL (30) 3 10 18 60 7 23 2 0.7

GV (200) 30 15 80 40 60 30 30 15

2 Đào tạo, bồi

dưỡng GV CBQL 2 0.7 20 66.6 6 20 2 0.7 GV 20 10 100 50 70 35 10 0.5 3 Kiểm tra, đánh giá GV CBQL 2 0.7 18 60 8 26.6 2 0.7

GV 40 20 90 45 60 30 10 0.5

Nhìn vào kết quả ta thấy:

Đối với công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS trên địa bàn TP: có 70% cán bộ lãnh đạo quản lý đánh giá khá, tốt. Trong khi đó có 55% số giảng viên được hỏi đánh giá khá, tốt. Và tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình của giáo viên lại cao hơn. Sự chênh lệch trong đánh giá thể hiện công tác này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định và chưa có sự thống nhất trong nhận thức của các nhà lãnh đạo, quản lý và đội ngũ giáo viên.

Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS: 73.6% cán bộ lãnh đạo, quản lý cho rằng PGD TP đã thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên cũng chỉ có 60% giáo viên được hỏi có cùng ý kiến, số còn lại đánh giá ở mức TB và yếu.

Việc thực hiện kiểm ra đánh giá đội ngũ giáo viên âm nhạc có sự đồng thuận tương đối cao về sự đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên, tuy nhiên vẫn còn một số ít ý kiến cho rằng việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa đạt yêu cầu. Song song với các biện pháp đã thực hiện thì đây được coi là biện pháp có triển vọng và cần được thực hiện hiệu qua hơn nữa.

Như vậy, tất cả các nguyên nhân nêu trên đều phải có các biện pháp phù hợp hơn để nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w