Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 95 - 98)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.5.3.Cách thức tiến hành

- Phải có chương trình liên thông để các sinh viên hoặc giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm âm nhạc, tiếp tục học lên đại học

- Cần tìm nhiều con đường để nâng cao trình độ đào tạo hoặc đào tạo lại đội ngũ hiện có, bên cạnh việc bổ xung mới thay thế những trường hợp "không đạt chuẩn".

- Cần xây dựng ngay các quy định bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên của trường, của khoa về chuyên môn, sư phạm.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên gia đầu đàn, đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ, lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, lấy đó làm cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ.

Từ khảo sát thực tế số giáo viên âm nhạc tại các trường trung học cơ sở ở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh chúng tôi đề xuất đội ngũ giáo viên âm nhạc cần bổ sung các nhóm kiến thức và kỹ năng như sau:

- Kỹ năng thực hành âm nhạc: ký xướng âm, hát, đàn, múa, dàn dựng văn nghệ trong nhà trường phổ thông.

- Kiến thức nhạc lí, âm nhạc thường thức.

- Kiến thức và kỹ năng sử dụng phương pháp giảng dạy âm nhạc. - Kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học âm nhạc. - Khả năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

Các cơ sở đào tạo giáo viên âm nhạc và các Sở, phòng giáo dục - đơn vị sử dụng giáo viên có trách nhiệm thực hiện việc bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên âm nhạc thông qua các hình thức sau:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên âm nhạc: sử dụng nhạc cụ; thanh nhạc; về phương pháp dạy học; về công nghệ thông tin...

- Tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - nghệ thuật ở địa phương và giao lưu văn hoá- nghệ thuật giữa các địa phương.

- Bổ sung tài liệu, phương tiện để giảng dạy Âm nhạc thường thức. - Tổ chức thi giáo viên âm nhạc dạy giỏi cấp Phòng, cấp Sở.

Ngoài sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo thì sự nỗ lực vươn lên hoàn thiện bản thân của giáo viên âm nhạc là điều quan trọng hơn cả. Các giáo viên âm nhạc cần:

- Thường xuyên tự bồi dưỡng: tập đàn, tập hát; đọc tài liệu về âm nhạc, về phương pháp giảng dạy.

- Cập nhật thông tin về đổi mới nội dung, phương pháp,...

- Tiếp cận các bài giảng tốt trong và ngoài nước trên mạng internet

- Trao đổi, học hỏi đồng nghiệp và chuyên gia về nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc

- Dự giờ đồng nghiệp thường xuyên. Có chuẩn bị chu đáo về Kế hoạch bài học trước khi dự giờ và phân tích tiết dạy về lí luận dạy học sau khi dự giờ.

Cũng như các ngành khác, phát triển trí tuệ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc là nhiệm vụ không thể thiếu trong đào tạo. Trong âm nhạc chia ra thành nhiều môn học như: Lí thuyết cơ bản về âm nhạc, Lịch sử âm nhạc, Hoà thanh, Phức điệu... Nội dung các môn học bổ trợ qua lại lẫn nhau. Người học âm nhạc nếu không có tri thức âm nhạc thì sẽ không có tư duy âm nhạc. Như vậy, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên cần theo một hệ thống lôgic về phương diện phát triển tư duy.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Không những các môn học lí luận, các môn học thực hành như: Nhạc cụ, Thanh nhạc, Xướng âm... sinh viên cần được sự rèn luyện để có kỹ năng, kỹ xảo môn học. Tuy nhiên, khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri thức và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể thiếu phương diện cảm xúc - một yếu tố quan trọng để thể hiện âm thanh và chuyển tải đến người nghe một cách thuyết phục. Đây là một đặc điểm của ngành học nên chúng ta một mặt trang bị cho sinh viên tri thức âm nhạc song tri thức đó lại gắn với sự rung cảm. Chính cảm xúc trong âm nhạc đã phát huy ở sinh viên sự tưởng tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích ở sinh viên sự hứng thú say mê học tập.

Ở nhiệm vụ này, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên là quan trọng song không có nghĩa là tri thức càng nhiều thì tư duy càng phát triển. Tri thức về âm nhạc hay những tri thức có liên quan đến ngành học là vô cùng rộng lớn, vì vậy việc trang bị tri thức cho sinh viên cần có sự lựa chọn cho phù hợp với nghề nghiệp của họ - giáo viên âm nhạc Tiểu học và Trung học cơ sở.

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đất nước hội nhập, giao lưu văn hóa được mở rộng, việc trang bị tri thức cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc cần phải hiện đại, cập nhật. Ngoài ra, sinh viên còn phải nắm được những tri thức khoa học khác để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên là rất cần thiết. Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo Sư phạm Âm nhạc không chỉ phát triển trí tuệ cho sinh viên mà cần phải trang bị cho họ phương pháp tư duy khoa học, cách tiếp cận đối tượng.

Tự học là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên, vì vậy nhiệm vụ của người giảng viên là phải trang bị cho sinh viên có được phương

pháp tự học. Phương pháp tự học của sinh viên sư phạm âm nhạc được biểu hiện như: độc lập suy nghĩ để tiếp thu tri thức; linh hoạt vận dụng tri thức vào thực tiễn; lập cho mình kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả; kết hợp hài hoà giữa việc tự học với sự hướng dẫn của giảng viên, với các hoạt động học tập của tập thể; chuyển dần từ phương pháp học tập sang phương pháp nghiên cứu.

Không ít sinh viên sư phạm âm nhạc thấy xa lạ và khó khăn khi nói đến NCKH. Để sinh viên nhận thức đúng đắn về hoạt động NCKH, người giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức sinh viên, định hướng, gợi mở vấn đề nghiên cứu. Chúng ta không thể đòi hỏi hay đặt ra những yêu cầu cao về hoạt động NCKH của sinh viên, dù chỉ là rất nhỏ nếu như vấn đề nghiên cứu của sinh viên có hiệu quả thực tiễn thì đó cũng là điều đáng quý.

Những vấn đề mà sinh viên có thể thực hiện NCKH sư phạm âm nhạc là rất phong phú ở các dạng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Dạng đề tài nghiên cứu cơ bản như: tìm hiểu về dân ca các vùng miền, tìm hiểu thể loại âm nhạc, tìm hiểu về tác giả - tác phẩm, v.v

Hà Tĩnh có hai cơ sở đào tạo giáo viên âm nhạc đã có nhiều kinh nghiệm. Đó là trường Đại học Hà Tĩnh, hệ giáo viên âm nhạc trình độ cao đẳng và trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hà Tĩnh, nay đã được nâng cấp thành Trường Cao đẳng văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du. Với bề dạy kinh nghiệm đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ với các trường uy tín trên cả nước (đào tạo giáo viên âm nhạc bậc đại học), việc nâng cao chất lượng đào tạo của hai cơ sở này theo hướng như đã phân tích ở trên có một ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 95 - 98)