Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên âm nhạc

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 65 - 67)

9. Kết cấu của luận văn

2.5.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên âm nhạc

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên âm nhạc THCS là nhiệm vụ của của các cấp quản lí giáo dục, là nhiệm vụ chính của trường Cao đẳng và Đại học sư phạm của Tỉnh chịu sự quy định, chi phối của quy chế tuyển sinh và các tác động xã hội khác.

Các nguồn cung cấp giáo viên âm nhạc THCS hiện có: Từ trường CĐ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du và trường Đại học Hà Tĩnh, từ các trường Đại học, từ các lớp liên kết đào tạo của các Trung tâm giáo dục, các Viện, ngoài ra còn có giáo viên từ các tỉnh khác chuyển về. Tuy thế, nguồn đào tạo chính vẫn là trường CĐ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du và trường Đại học Hà Tĩnh. Từ trước đến nay, việc tuyển sinh vào trường CĐ và Đại học tỉnh đã trải qua rất nhiều thay đổi trong quy chế: Đầu tiên là đào tạo theo kế hoạch chung của từng khoá học, tiếp đó là đào tạo theo địa chỉ (số

lượng tuyển sinh hàng năm ở từng môn xác định cụ thể cho từng huyện.

Bảng 2.12: Số lượng GV âm nhạc THCS được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm học 2008 - 2009 đến nay.

TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Số lượng tham gia / năm học

08-09 09-10 10-11 11-12

1 Học cao học 0 0 0 0

2 Học Đại học 2 3 1 1

3 Bồi dưỡng NVSP, năng lực sử dụng các

thiết bị dạy học hiện đại 6 7 9 8

4 Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 3 5 8 9

5 Bồi dưỡng lý luận chính tri 7 7 8 9

6 Bồi dưỡng tập huấn, khảo sát thực tế 7 8 8 9

(Nguồn từ phòng GDĐT TP Hà Tĩnh)

Về công tác đào tạo, như phần trên đã phân tích, do môn âm nhạc mới được triển khai giảng dạy đại trà cho học sinh tiểu học, THCS nên có thể nói công tác đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường từ tiểu học tới THCS mới chỉ đáp ứng được bước đầu về cả số lượng và chất lượng. Chất lượng đào tạo còn có nhiều khiếm khuyết, nhất là các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm.

Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa thật sự được quan tâm. Hàng năm có các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhưng còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung, chưa có hiệu quả. Các kỹ năng yếu của giáo viên âm nhạc như đã phân tích không được tập trung bồi dưỡng để khắc phục.

Loại hình và chất lượng đào tạo giáo viên cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Hiện nay, nếu hầu hết giáo viên các môn đã được đào tạo chính quy, bài bản thì riêng giáo viên môn âm nhạc lại có tình trạng ngược lại. Phần lớn giáo viên đang dạy âm nhạc ở các trường THCS trên địa bàn thành phố là giáo viên được đào tạo tại chức theo hình thức liên kết mở lớp tại TP hoặc các cơ sở giáo dục không chính quy. Qua khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ này của các cấp quản lí giáo dục, hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn âm nhạc, thể hiện qua kết quả học tập của

học sinh về bộ môn này còn rất thấp. Ngành GD-ĐT TP đã thực hiện liên kết

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w