9. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Hình thành bộ phận chức năng phụ trách công tác chuyên môn âm
3.2.4.1. Ý nghĩa
Hình thành bộ phận chức năng là một trong những vấn đề cơ bản của quản lí. Thông qua bộ phận chức năng chuyên môn, các cấp quản lí có thể so sánh được kết quả thực hiện công tác giáo dục với các mục tiêu đã xác định, từ đó có thể tác động điều chỉnh để các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả mong muốn.
Công tác hình thành đội ngũ chức năng phụ trách chuyên môn chú ý đến việc bồi dưỡng, kiểm tra và công tác tuyển dụng. Yêu cầu về công tác giảng dạy âm nhạc ngày càng cao, đòi hỏi về trình độ tác nghiệp của giáo viên cũng không ngừng được nâng lên, do đó, công tác hình thành bộ phận chức năng cũng cần phải được tiến hành để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục.
3.2.4.2. Nội dung
Bồi dưỡng, đánh giá toàn diện các mặt công tác của đội ngũ giáo viên âm nhạc, chú trọng kiểm tra trình độ tác nghiệp đánh giá năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên về công tác này.
Bồi dưỡng, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và của mỗi giáo viên âm nhạc THCS.
Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định gắn với nhiệm vụ được giao của giáo viên như bài soạn, sổ điểm, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép về hoạt động chuyên môn, dự giờ và công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hoạt động thực tế của giáo viên trên lớp và trong việc tổ chức hoạt động giáo dục bằng hình thức thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất…có đánh giá xếp loại cụ thể, so sánh với kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn, của nhà trường để thấy được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên.
3.2.4.3. Cách tiến hành
địa bàn, xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các trường THCS
Nội dung thanh tra, tiêu chí thanh tra căn cứ vào hướng dẫn của thanh tra cấp trên và yêu cầu công tác thanh tra. Các nội dung kiểm tra, đánh giá thông báo cho các trường THCS và đối tượng được thanh tra, kiểm tra kế hoạch công tác hàng năm.
Cán bộ làm công tác thanh tra được đề xuất từ cơ sở, phòng GD-ĐT sơ duyệt và trình giám đốc sở GD-ĐT duyệt hàng năm. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, có thể huy động thêm cán bộ quản lí cơ sở, màng lưới chuyên môn cấp huyện tham dự để đảm bảo hoàn thành các yêu cầu và nội dung công tác.
Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức: Kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề về một hoặc một số nội dung công tác; kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp...
Có thể tham khảo thêm ý kiến đánh giá của cấp quản lí trực tiếp giáo viên được thanh tra, kiểm tra, của đồng nghiệp đối tượng được kiểm tra, ý kiến của phụ huynh học sinh, của học sinh…để có thêm tư liệu đánh giá giáo viên chính xác hơn.
Sau kiểm tra, phải thông báo công khai kết quả kiểm tra, đánh giá để đối tượng giáo viên được thanh tra, kiểm tra biết được ưu, khuyết điểm của mình, từ đó có ý thức tự bồi dưỡng, tiếp tục phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ công tác được giao.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Trước hết, bộ phận chức năng phụ trách chuyên môn nghiệp vụ phải đảm bảo các nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức.
Bộ phận chức năng của phòng GD-ĐT TP có kế hoạch thanh tra, bồi dưỡng và tuyển dụng cụ thể hàng năm, xác định số lượng đối tượng, nội dung, các hình thức...Chuẩn bị các điều kiện phục vụ bồi dưỡng, gắn nội dung đánh
giá giáo viên với động viên, khen thưởng và kỉ luật; đảm bảo hiệu lực của công tác chuyên môn.