Cơ chế chính sách đối với giáo viên âm nhạc THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 47 - 49)

9. Kết cấu của luận văn

1.6.3. Cơ chế chính sách đối với giáo viên âm nhạc THCS

Thực trạng chung cho thấy, giáo viên âm nhạc ngoài công tác giảng dạy họ gặp rất nhiều khó khăn trong sự phát triển nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, sự quan tâm không đúng mức của các cấp quản lí thì việc nâng cao trình độ chuyên môn sẽ hạn chế. Các thiết bị giảng dạy cần phải có sự đầu tư. Phòng học chưa đảm bảo.

Tiểu kết chương 1

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp giáo dục. Giáo dục toàn diện không thể không coi trọng giáo dục nghệ thuật cho học sinh THCS, nhất là giáo dục âm nhạc.

Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất

nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao càng cấp thiết hơn bao giờ hết thì vai trò của người thầy càng hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, ngoài việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nói chung, thì công tác quản lí nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nói riêng càng phải được tăng cường. Tại kết luận hội nghị TW VI (Khoá IX) cũng đã khẳng định: "giáo viên (nhà giáo) và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu”. Bởi vậy cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD về mọi mặt, đặc biệt phải chú trọng đúng mức việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của đội ngũ cán bộ này.

Có thể nhận định rằng, muốn phát triển KT - XH phải phát triển Giáo dục và Đào tạo, muốn phát triển Giáo dục thì phải chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhà giáo, một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là phải nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục, là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên THCS nói chung, môn âm nhạc nói riêng phải được quan tâm đúng mức.

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC THCS Ở THÀNH PHỐ HÀ

TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 47 - 49)