Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 71 - 73)

9. Kết cấu của luận văn

2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Các nguyên nhân hạn chế dẫn đến sự phát triển đội ngũ GV âm nhạc THCS trên địa bàn TP Hà Tĩnh:

- Nguyên nhân sự nhận thức của CBQL và GV đối với bộ môn âm nhạc. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất. Rõ ràng khi đội ngũ quản lý chưa coi trọng bộ môn nào đó thì chắc chắn môn đó sẽ không được quan tâm. Ở đây cần làm rõ trách nhiệm của cấp quản lý trực tiếp là phòng Giáo dục thành phố. Sự thiếu chỉ đạo quyết liệt của phòng Giáo dục thành phố đối với bộ môn dẫn đến tình trạng các trường xem nhẹ. Đến người phụ trách chuyên môn của phòng cũng không có thì làm sao lãnh đạo phòng biết được các giáo viên giảng dạy như thế nào, trong khi đó âm nhạc là một bộ môn mang tính đặt thù rất cao.

- Nguyên nhân thực trạng công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV âm nhạc THCS. Có thể nói hiện nay phòng giáo dục thành phố không chú trọng công tác này nói chung và với riêng môn âm nhạc.

- Nguyên nhân thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên âm nhạc THCS. Từ nhiều năm nay việc tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục không nằm trong quyền quyết định của các cấp quản lý giáo dục. Đây là vấn đề chung của cả nước thuộc vấn đề phân cấp, cơ chế quản lý.

THCS. Vấn đề này lại thuộc các trường đào tạo, sản phẩm họ cung cấp thế nào thì các cơ sở sử dụng phải chịu thế ấy, không có quyền lựa chọn.

- Nguyên nhân về thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra đối với GV âm nhạc THCS. Đây là nguyên nhân thuộc công tác quản lý của phòng giáo dục thành phố.

Các nguyên nhân trên chưa thực hiện tốt và chưa đảm bảo được các yêu cầu về sự phát triển đội ngũ GV âm nhạc.

Tiểu kết chương 2

Đánh giá chung tình hình giảng dạy, đội ngũ giáo viên âm nhạc trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh hiện nay chúng ta thấy bước đầu đã thực hiện đúng yêu cầu của Thông tư liên tịch số 15 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Tuy là một địa phương còn nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục Hà Tĩnh đã nhận được quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc giáo dục âm nhạc đã có nhiều thuận lợi. Đội ngũ giáo viên về cơ bản đã được bố trí đủ. Nhưng về chất lượng giáo viên, còn có nhiều hạn chế. Trình độ giáo viên chưa cao, kỹ năng giảng dạy âm nhạc còn yếu.

Một số trường cơ sở vật chất còn nhiều bất cập, chưa có phòng học chức năng, chưa có nhạc cụ để giảng dạy như đàn, đài, đầu video, các loại băng đĩa nên học sinh phải học chay vẫn còn phổ biến.

Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đã được chú trọng và đã đạt được một số thành tựu nhưng còn nhiều hạn chế, hình thức, hiệu quả thấp. Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.

Đội ngũ quản lý các cấp và kể cả giáo viên vẫn còn chưa thật sự coi trọng bộ môn âm nhạc.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ tuy cũng đã được quan tâm nhưng chưa hiệu quả. Vì thế, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn nhất thiết phải có các biện pháp đồng bộ, trong đó công tác phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phải xem là cơ bản.

Chương 3:

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w