Những tồn tại

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 60 - 61)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.4.2. Những tồn tại

Tồn tại dễ nhận thấy đó là tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng chính quy trở lên còn ít. Hầu hết giáo viên có trình độ trung cấp âm nhạc (tốt nghiệp trường Trung cấp VHNT Hà Tĩnh), nhiều người trong đó học hệ chuyên ngành âm nhạc, không phải sư phạm âm nhạc. Số này tuy có kiến thức âm nhạc khá vững vàng nhưng phương pháp giảng dạy, kỹ năng lên lớp chưa tốt.

Ngoài ra, qua điều tra, chúng tôi thấy có đến 90% giáo viên âm nhạc không có khả năng, hoặc không thành thạo sử dụng các nhạc cụ, khả năng thị phạm yếu. Mà trong giảng dạy âm nhạc, khả năng thị phạm yếu là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nói chung.

Nguyên nhân của hạn chế này chính là do công tác đào tạo của các trường chuyên nghiệp chưa toàn diện, còn mang nặng lý thuyết có tính chất hàn lâm, chưa chú ý đến đời sống âm nhạc hiện tại cũng như là chức năng nhiệm vụ mà một giáo viên âm nhạc ở trường THCS cần phải thực hiện.

Một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo viên đó là đời sống giáo viên âm nhạc thấp. Điều này phản ánh qua thu nhập. Giáo viên âm nhạc không thể dạy thêm để tăng thêm thu nhập, bộ môn lại không được xem bình đẳng như các môn văn hóa khác nên nhiều giáo viên chưa thật an tâm công tác, số giáo viên bỏ nghề để làm nghề khác diễn ra khá nhiều.

Vấn đề định biên không cho phép tuyển dụng thêm giáo viên âm nhạc mới đào tạo có trình độ cao.

2.4. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và phát triển của bộ môn âm nhạc

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 2015 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w