Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 131 - 153)

Để tiến hành làm luận văn và thực nghiệm, tác giả đã tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của cả GV và HS về BĐKH, tìm hiểu về đặc điểm chƣơng trình Địa lí 10 và khả năng tích hợp kiến thức BĐKH trong giảng dạy địa lí 10. Do đó, sau khi phân tích , tác giả đã chọn 3 bài thực nghiệm đặc trƣng cho 3 mức độ tích hợp khác nhau. Tuy nhiên, việc tích hợp GDBĐKH là quá trình liên tục và lâu dài, ngoài các kiến thức mang tính lí thuyết trong SGK, còn bao gồm cả các kiến thức thực tiễn về GDBĐKH ở mỗi địa phƣơng HS. Trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm dƣới đây:

- Các giáo án có sử dụng phƣơng pháp dạy học lồng ghép giáo dục kiến thức BĐKH vào bài học có tác dụng và hiệu quả trong việc giáo dục ý thức, thái độ, hành vi chống BĐKH cho HS hơn so với các giáo án thông thƣờng không tích hợp các nội dung này.

- Các chỉ số đo về hành vi của HS đối với việc chống BĐKH chứng tỏ HS có thái độ quan tâm tới môi trƣờng và có những hành vi đúng đắn, tích cực trong việc phòng chống BĐKH toàn cầu hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc giáo dục kiến thức BĐKH cho HS hiện nay trở thành vấn đề cần thiết và quan trọng trong việc chống BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng khác nhau vấn đề BĐKH diễn ra với mức độ, phạm vi khác nhau. Do đó tùy thuộc vào từng đối tƣợng HS, từng hoàn cảnh cụ thể GV nên lồng ghép giáo dục kiến thức BĐKH với các phƣơng pháp và mức độ khác nhau. Nhằm tuyên truyền, giáo dục củng cố kiến thức, kĩ năng về BĐKH cho HS, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi HS trong công cuộc chống BĐKH chung của toàn thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu “Tích hợp GDBĐKH trong dạy học Địa lí lớp 10 (chƣơng trình cơ bản) – THPT” đã đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Đề tài đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

- Đã tổng kết có chọn lọc một số vấn đề cơ sở lí luận của việc GDBĐKH trong môn Địa lí 10 (chƣơng trình cơ bản) – THPT.

- Qua điều tra, nghiên cứu tình hình GDBĐKH ở trƣờng THPT chúng tôi đã có đƣợc những kết quả cụ thể sau:

+ Nắm đƣợc tình hình dạy học tích hợp nội dung GDBĐKH trong môn Địa lí nói chung và nội dung GDBĐKH trong môn Địa lí 10 nói riêng ở một số trƣờng THPT.

+ Nắm đƣợc tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của HS đối với môi trƣờng, hậu quả của BĐKH. Nhìn chung, HS đã có nhận thức về các vấn đề môi trƣờng, thiên tai, khí hậu, thời tiết... song về mặt hành vi cũng nhƣ những kĩ năng cần thiết để ứng phó với những thiên tai đó vẫn còn rất hạn chế.

- Qua nghiên cứu thấy đƣợc, nếu biết cách tổ chức và có phƣơng pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. GDBĐKH không chỉ giới hạn trong bài học nội khóa mà còn phải tiến hành cả hoạt động ngoại khóa nhằm đem lại hứng thú, niềm tin, hành vi thái độ cho HS.

- Đã thiết kế một số bài giảng có nội dung tích hợp GDBĐKH cho cả nội khóa và ngoại khóa theo những phƣơng pháp đổi mới và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

2. NHỮNG TỒN TẠI

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên việc tiến hành thực nghiệm của tác giả chƣa đƣợc nhiều và còn những hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu và trao đổi thêm với các GV và HS để có kết luận vững chắc hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị nhƣ sau:

- Cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp thiết của việc GDBĐKH trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí 10 (chƣơng trình cơ bản) nói riêng.

- Cho đến nay, chƣa có một yêu cầu riêng, chính thức đối với việc đƣa GDBĐKH trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Vì vậy, những vấn đề cấp bách nhƣ hậu quả của tác động BĐKH tới cuộc sống, tới sự sinh tồn của ngƣời dân Việt Nam, tới sự phát triển nền kinh tế đất nƣớc, những kịch bản dự kiến khi nhiệt độ tăng 10

C, 20C... nƣớc biển sẽ dâng cao làm ngập chìm bao nhiêu diện tích đất trồng, bao nhiêu dân cƣ sẽ mất nơi cƣ trú... sẽ phải đƣợc phân tích kỹ và lựa chọn cẩn thận nhƣ những nội dung cấp thiết nhất để đƣa vào chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông.

- Cách thức tổ chức chƣơng trình giáo dục của Việt Nam với những quy định chặt chẽ về chuẩn kiến thức và kĩ năng nên khó đan xen những kiến thức, kĩ năng gắn với cuộc sống thƣờng nhật. Đó là vấn đề cần quan tâm khi quyết định giao nhiệm vụ GDBĐKH cho ngành giáo dục.

- Các hoạt động yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục gắn bó mật thiết với nhu cầu thƣờng nhật của cuộc sống, hình thành nên kĩ năng, thói quen ứng xử phù hợp với môi trƣờng tự nhiên và xã hội, với chính bản thân HS liên tục đƣợc đặt ra. Tuy nhiên, cách thức tiến hành trong nhà trƣờng vẫn còn thiên về giáo dục nhận thức. Việc tác động tới hành vi, thói quen của ngƣời học chƣa nhiều nên hiệu quả giáo dục chƣa cao. Thay đổi cách thức tập huấn bồi dƣỡng GV, thay đổi cách thức dạy học để HS có hành vi, thói quen phù hợp cũng là thách thức lớn với giáo dục phổ thông Việt Nam.

- Chƣa có nhiều tài liệu, chƣa có kinh nghiệm trong việc thực hiện GDBĐKH cũng là những khó khăn không thể bỏ qua. Vì vậy, chúng ta rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp quốc tế qua các hội thảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bộ GD – ĐT cần sớm thực hiện đƣa giáo dục BĐKH vào nhà trƣờng, trƣớc hết cho nhà trƣờng phổ thông, giúp cho HS trên mọi miền đất nƣớc sớm có những hiểu biết về BĐKH, về tác động của chúng đến đời sống ngƣời dân, tới cuộc sống của nhân loại và những kĩ năng ứng phó với những hiểm họa do BĐKH gây ra.

- Các cơ quan, ban nghành cần chú ý đến việc đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ: máy tính, máy chiếu, video, tranh ảnh... để nâng cao hiệu quả GDBĐKH cho các trƣờng học, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

- Nhà trƣờng có thể kết hợp với các tổ chức xã hội, khu dân cƣ, tổ chức cho HS học tập, nghiên cứu để thấy đƣợc những biểu hiện cũng nhƣ hậu quả của BĐKH ở địa phƣơng mình. Đoàn thanh niên, các tổ chức khác tổ chức các cuộc thi, văn nghệ, tổ chức tọa đàm... tìm hiểu kiến thức BĐKH để nâng cao năng lực nhận thức và kích thích hứng thú học tập của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2010), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành GD

giai đoạn 2010 - 2015, Dự thảo, Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (2010), Dự án đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào các

chương trình GD&ĐT giai đoạn 2010 - 2015, Dự thảo, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2012), SGK Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục.

4. Bộ GD&ĐT (2012), Sách giáo viên Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục . 5. Bộ TN&MT (2010), Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam.

6. Bộ GD&ĐT (2012), SGK Địa lí lớp 10 (Nâng cao), NXB Giáo dục.

7. Bộ GD&ĐT (2012), Sách giáo viên Địa lí lớp 10 (Nâng cao), NXB Giáo dục 8. Chỉ thị số 35/2005/CT-TTG ngày 17/10/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định Kyoto thuộc Công ƣớc khung của Liên Hợp quốc về BĐKH.

9. Công văn số 6327/BGDĐT-KHCNMT ngày 17/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng kế hoạch tập huấn GV phƣơng pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trƣờng vào các môn học cấp THCS và THPT.

10. Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài giảng phát triển bền vững, Hà Nội. 11. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với

thách thức của BĐKH”, năm 2009.

12. Kỉ yếu hội thảo khoa học “GDBĐKH kinh nghiệm từ châu Âu và Việt Nam”, năm 2010.

13. Tổ chức khí tƣợng thế giới (22/5/2010), Tháng 4/2010, nóng nhất trong lịch sử, Báo tiền phong số 142.

14. Nguyễn Thị Cần, (2012), Các phương pháp giáo dục kiến thức BĐKH toàn

cầu trong dạy học địa lí lớp 12, khóa luận tốt nghiệp.

15. Hoàng Đức Cƣờng, Ths. Phạm Thị Thanh Hƣơng, KS. Lê Nguyên Tƣờng (2009), Các nghiên cứu xây dựng kịch bản BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng.

16. Nguyễn Dƣợc, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học địa lí, NXB ĐHSP Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17. Hồ Ngọc Đại (1985), Bài học là gì, NXBGD, Hà Nội.

18. Đặng văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), phương pháp dạy học địa lí

theo hướng tích cực, NXBGD, Hà Nội.

19. Nguyễn Phi Hạnh – Nguyễn Thị Kim Chƣơng (1998), Giáo dục môi trường

qua môn Địa lí ở trường phổ thông, NXBGD.

20. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXBGD, Hà Nội. 21. Nguyễn Đình Hòe (6/6/2010) “Chủ động hơn với BĐKH”, Báo nhân dân số 23.

22. Phạm Nguyên Khôi (2009), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt

Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.

23. Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững,NXBGD, Hà Nội. 24. Nguyễn Đức Ngữ (2008), BĐKH và phát triển bền vững ở Việt Nam, Hội Thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, NXB ĐHQG Hà Nội.

25. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường

phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.

26. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông,

NXB ĐHSP Hà Nội.

27. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá

trong giảng dạy địa lí, NXB ĐHQG Hà Nội.

28. Nguyễn Trọng Phúc – Nguyễn Việt Hùng – Phan Thị Lạc (2008), Giáo dục

bảo vệ môi trường trong môn Địa lí THPT, NXBGD, Hà Nội.

29. Mai Trọng Thông và Hoàng Xuân Cơ, giáo trình “Tài nguyên khí hậu”, NXB ĐHQG, Hà Nội.

30. W.D- Walter Jabn (1975), Hình thành biểu tượng và khái niệm trong giảng

dạy địa lí, NXBGD, Hà Nội.

31. Các webside:

- http://www.google.com/biendoikhihau - http://www.Vi.Wikipedia.org

- http://www.thuvienkhoahoc - http://www.chinhphu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 10 (CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN) – THPT

(Dành cho giáo viên)

Họ và tên giáo viên...………... Trình độ đào tạo………... Năm công tác ………... Nơi công tác hiện nay...

I. Nhận thức: Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu vào những câu trả lời mà thầy

(cô) cho là phù hợp.

Câu 1. Mục tiêu cuối cùng mà GDBĐKH hƣớng tới là gì?

a. Hình thành cho HS những kiến thức về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam. b. Hình thành cho HS các kĩ năng về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. c. Giúp các em có thái độ đúng đắn trƣớc hiện tƣợng BĐKH.

d. Cung cấp kiến thức về BĐKH giúp các em có đƣợc một ý thức trách nhiệm cao và các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trƣờng, ứng phó với BĐKH.

Câu 2. Cần phải đƣa BĐKH vào nhà trƣờng vì:

a. Nhà trƣờng là trung tâm văn hóa, giáo dục cộng đồng. b. Nhà trƣờng có số lƣợng HS đông đảo.

c. HS sẽ là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. d. Dễ truyền tải các kiến thức về BĐKH.

Câu 3. Trong điều kiện của nền giáo dục hiện nay thì phƣơng pháp tốt nhất để

giáo dục BĐKH cho HS là: a. Xây dựng thành bộ môn riêng.

b. Tích hợp vào một môn học có nội dung liên quan.

c. Qua hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trƣờng. d. Không đƣa vào chƣơng trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 4. GDBĐKH nên tiến hành ở:

a. Nhà trƣờng b. Địa phƣơng c. Gia đình d. Mọi nơi

Câu 5. GDBĐKH nên đƣa vào chƣơng trình học từ cấp nào?

a. Mẫu giáo c. Trung hoc cơ sở và THPT

b. Tiểu học d. Cao đẳng và đại học

Câu 6. Trong nhà trƣờng những ngƣời có trách nhiệm GDBĐKH cho HS là:

a. GV chủ nhiệm c. GV phụ trách đoàn đội b. GV bộ môn d. Mọi thành viên trong nhà trƣờng

Câu 7. Theo thầy (cô) chƣơng trình Địa lí lớp 10 có khả năng tích hợp nội dung

GDBĐKH không?

a. Có b. Không

Câu 8. Theo thầy (cô) khi đƣợc học những nội dung về BĐKH qua môn Địa lí,

HS có thái độ:

a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thƣờng d. Không hứng thú

Câu 9. Trong quá trình GDBĐKH thầy (cô) nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những tổ

chức nào?

a. Hội cha mẹ HS c. Nhà trƣờng

b. Địa phƣơng d. Các tổ chức khác

Câu 10. Trong việc đƣa nội dung GDBĐKH vào trong nhà trƣờng phổ thông

thầy (cô) có kiến đóng góp gì không?

a. Tăng thời lƣợng chƣơng trình để có thể tích hợp nội dung GDBĐKH vào môn học.

b. Đƣa GDBĐKH thành môn học riêng

c. Cần tăng cƣờng thêm nội dung DGBĐKH vào tất cả các môn học. d. Ý kiến khác.

II. Thái độ: Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu vào những ý kiến mà thầy (cô)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 1. GDBĐKH chỉ dành cho ngƣời lớn (những ngƣời tham gia lao động

trong xã hội).

Câu 2. GV phải là ngƣời gƣơng mẫu trong cộng đồng về việc thực hiện các

mục tiêu của GDBĐKH.

Câu 3. GDBĐKH chỉ là nhiệm vụ của một số môn học có liên quan đến vấn đề

BĐKH.

Câu 4. GDBĐKH là một bộ phận cơ bản của GDPTBV.

Câu 5. Muốn cho HS nắm chắc kiến thức về GDBĐKH cần phải tổ chức các

hình thức dạy học phù hợp.

Câu 6. HS là những tuyên truyền viên tốt nhất trong việc đƣa nội dung

GDBĐKH đến cộng đồng dân cƣ nơi các em sinh sống.

Câu 7. Muốn GDBĐKH có hiệu quả cao phải có nhiều kinh phí.

Câu 8. GV phải thƣờng xuyên cập nhật các kiến thức BĐKH trên thế giới và ở

Việt Nam.

Câu 9. GDBĐKH chỉ tiến hành ở lớp học là đủ.

Câu 10. GDBĐKH chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự tham gia tích cực của tất cả

các thành viên.

III. Phƣơng pháp: Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu vào những câu trả lời mà

thầy (cô) cho là phù hợp.

Câu 1. Theo thầy (cô) việc GDBĐKH cho HS có cần thiết không?

a. Có b. Không

Câu 2. Thầy (cô) dùng phƣơng pháp nào để dạy học nội dung GDBĐKH?

a. Thảo luận c. Nghiên cứu tình huống

b. Giảng giải d. Kết hợp nhiều phƣơng pháp với nhau

Câu 3. Trong quá trình dạy học thầy (cô) có chú ý đến việc khai thác các nội

dung GDBĐKH trong SGK không?

a. Rất chú ý b. Thỉnh thoảng c. Không chú ý

Câu 4. Để khai thác nội dung GDBĐKH trong SGK thầy (cô) thƣờng dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a. Bổ sung, liên hệ

b. Khai thác kiến thức có sẵn trong SGK c. Tìm thêm tài liệu

Câu 5. Dạy học Địa lí tích hợp nội dung GDBĐKH ở lớp 10, thầy (cô) nhận

thấy HS:

a. Học tập sôi nổi c. Căng thẳng vì bài quá dài b. Không hứng thú d. Không có gì thay đổi

Câu 6. Theo thầy (cô) khi thiết kế các bài giảng khai thác nội dung GDBĐKH

cần phải:

a. Tuân thủ các quy định nhất định.

b. Tùy ý đƣa các ý kiến GDBĐKH vào tất cả các bài học địa lí.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 131 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)