Về động cơ, thái độ học tâp: ở giai đoạn này, có rất nhiều loại động cơ
xuất hiện đan xen nhau ở HS THPT, bao trùm là động cơ mang ý nghĩa xã hội và động cơ cá nhân. Thái độ của HS đối với môn học trở nên có tính lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hƣớng thú học tập gắn liền với khuynh hƣớng nghề nghiệp, các em có thể hứng thú với môn học này nhƣng lại tỏ ra chán nản đối với môn học khác. Vì thế, để dạy học nói chung và dạy học giáo dục kiến thức về BĐKH nói riêng có hiệu quả thì ngƣời GV phải sử dụng các phƣơng pháp dạy học thích hợp, hấp dẫn, phải tạo đƣợc ở HS niềm say mê, hứng thú đối với môn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về đặc điểm nhân cách: ở lứa tuổi này thế giới quan khoa học của HS
nhanh chóng đƣợc hình thành và phát triển. Thế giới quan đó đƣợc thể hiện ở tính hệ thống, tính toàn vẹn, tính nhất quán và khái quát hóa ở mức độ cao. Các em thƣờng quan tâm đến những mối quan hệ giữa các cá nhân với xã hội, giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa tình cảm và nghĩa vụ, giữa truyền thống và tƣơng lai. Đây là điều kiện thuận lợi để GV giáo dục cho HS các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến lợi ích của bản thân HS, của môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh. Liên hệ và định hƣớng cho HS những việc cần làm, phải làm và nên làm đối với hiện tại và tƣơng lai. Việc giáo dục kiến thức BĐKH cho các em vì thế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, mặt khác bản thân ngƣời GV phải là một tấm gƣơng, có ý thức, có trách nhiệm đối với khí hậu và vấn đề BĐKH hiện nay.
Về tình cảm: đời sống tình cảm của HS THPT phong phú hơn, bền vững
hơn, sâu sắc hơn và hoàn thiện hơn nhiều so với các lứa tuổi trƣớc đó, nhiều em còn thể hiện sự khao khát, niềm say mê hoài bão với cuộc sống. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này do vốn kinh nghiệm sống còn ít ỏi, bồng bột, sốc nổi, dễ thay đổi và hạn chế về tƣ duy lí luận nên các em vẫn có những suy nghĩ và hành động sai lệch, không tự ý thức về những hành động của mình. Và trong cách ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, đôi khi các em có những hành động vô tình gây hại với tự nhiên, tác động xấu đến môi trƣờng và làm BĐKH. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo dục kiến thức về BĐKH ngƣời GV cần phải hƣớng dẫn cho HS biết phân biệt những việc làm tốt và chƣa tốt trong những hành vi tác động đến môi trƣờng khí hậu.
Tóm lại, với những đặc điểm tâm lí trên của HS THPT việc đƣa nội dung giáo dục kiến thức BĐKH vào trƣờng học là rất phù hợp và có nhiều thuận lợi. Căn cứ vào những đặc điểm tâm lí ấy ngƣời GV có thể lựa chọn những phƣơng pháp và hình thức phù hợp để giáo dục kiến thức BĐKH đạt hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn