Khả năng tích hợp giáo dục BĐKH thông qua môn Địalí THPT

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 47 - 48)

Môn Địa lí có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH hay không? Vị trí và mục tiêu môn học sẽ cho câu trả lời cụ thể nhất. Về vị trí, môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông giúp HS có đƣợc những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - môi trƣờng sống của con ngƣời, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con ngƣời trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới, rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội. Cụ thể về mặt kiến thức, môn Địa lí cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tƣợng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật phát triển của môi trƣờng tự nhiên trên Trái Đất, dân cƣ và các hoạt động của con ngƣời trên Trái Đất, mối quan hệ giữa dân cƣ, hoạt động sản xuất và môi trƣờng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới, một số đặc điểm của thế giới đƣơng đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với cả nƣớc nói chung và các vùng, địa phƣơng nơi HS đang sinh sống nói riêng.

Thông qua phần vị trí và mục tiêu kiến thức môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông, có thể thấy môn Địa lí có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH, vì môn Địa lí trang bị cho HS các kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hay tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên hay kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể các đối tƣợng Địa lí tự nhiên hay kinh tế - xã hội ấy có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tƣợng hứng chịu hậu quả. Do đó, việc có thể tích hợp giáo dục BĐKH vào môn Địa lí THPT là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, những thông tin, những nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đƣợc gọi đích danh là BĐKH trong SGK 10, 11, 12 không nhiều. Thông qua SGK có thể khẳng định những nội dung có liên quan trực tiếp đến BĐKH rất ít, dƣờng nhƣ chỉ duy nhất một mục 1. BĐKH toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn (bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu, SGK địa lí 11) đƣợc diễn đạt cô đọng trong hai đoạn văn viết, mỗi đoạn 4 dòng, mô tả nguyên nhân làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên và nguyên nhân thủng tầng ôdôn là có nội dung trực tiếp về BĐKH trong toàn bộ hệ thống SGK địa lí 10, 11, 12. Với thực tế nhƣ vậy, để tăng thêm những hiểu biết của HS về BĐKH chúng ta cần phải tích hợp qua môn Địa lí ở trƣờng THPT nhƣ thế nào cho hiệu quả.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)