Mục tiêu và nội dung của GDBĐKH

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66 - 153)

GDBĐKH trong nhà trƣờng phổ thông nhằm làm cho HS có những hiểu biết và nhận thức BĐKH trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với BĐKH. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với BĐKH nói chung và với thiên tai nói riêng mà đỉnh cao là HS có ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo cải thiện môi trƣờng, ứng phó với BĐKH.

Về nội dung của GDBĐKH cần đề cập đến cả hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp, vì thế các hình thức và phƣơng pháp giáo dục cũng phải đa dạng và phong phú, có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chúng nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

2.2.1.2. Đặc điểm người học

Đặc điểm ngƣời học ảnh hƣởng trực tiếp đến việc lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy. Nó bao gồm nền tảng kiến thức, tâm sinh lí lứa tuổi, kinh nghiệm sống hàng ngày của ngƣời học. Nếu ở những vùng điều kiện sống còn khó khăn thì việc nhận thức của HS còn nhiều hạn chế, đòi hỏi GV phải lựa chọn những phƣơng pháp cung cấp nhiều kiến thức, nhƣ thuyết trình, giảng giải đồng thời cũng sử dụng các phƣơng pháp tích cực một cách hợp lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với HS lớp 10 – THPT các em có khả năng tìm tòi điều tra khá tốt về những vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày ở trƣờng lớp, địa phƣơng nơi các em sinh sống nhƣ hiện tƣợng thời tiết, vấn đề môi trƣờng, rác thải… Việc cho phép tự tìm hiểu giúp các em thu nhận đƣợc kiến thức một cách chủ động, đồng thời cũng góp phần có thêm nhiều kinh nghiệm, thói quen giải quyết vấn đề trong cuộc sống tƣơng lai.

Tóm lại, ngƣời học chính là chủ thể của quá trình dạy học, vì vậy trong quá trình lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức cần chú ý đến thái độ và khả năng nhận thức của ngƣời học để đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.1.3. Nguồn tài liệu giảng dạy

Sách giáo khoa, biểu đồ, bản đồ, các tranh ảnh, video clip... là những phƣơng tiện, là nguồn tri thức giúp các em khai thác một cách dễ dàng. Mặt khác cũng cần thấy GDBĐKH thông qua việc khai thác các nội dung trong chƣơng trình môn học đã có sẵn, vì vậy không thể tách rời GSK của môn học ra khỏi sự lựa chọn phƣơng pháp và hình thức giáo dục. Đối với những HS, vùng có điều kiện sống còn khó khăn thì SGK chính là nguồn tri thức quan trọng, là phƣơng tiện dạy học tích cực mà ngƣời GV không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, hiện nay đối với việc GDBĐKH thì nguồn tài liệu chính thức còn chƣa nhiều và phổ biến mà chủ yếu phải dựa vào sự quan sát thực tế nơi HS học tập và sinh hoạt, tìm hiểu thực tiễn của mỗi cá nhân HS, hoặc từ những nguồn thông tin đại chúng để biết đƣợc hiện trạng, nguyên nhân cũng nhƣ hậu quả của BĐKH trên toàn cầu và địa phƣơng, từ đó hình thành nên những hành vi thái độ hợp lí với môi trƣờng xung quanh. Học từ nguồn tri thức thực tiễn phù hợp với chủ trƣơng học đi đôi với hành và phục vụ trực tiếp cho thực tiễn cuộc sống.

2.2.1.4. Thời gian

Mỗi phƣơng pháp chỉ thích hợp với một nội dung cụ thể và đòi hỏi một lƣợng thời gian nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với những bài có nội dung GDBĐKH chỉ khoảng 5 phút thì ta không thể nào lựa chọn những phƣơng pháp nhƣ thảo luận, thí nghiệm đƣợc. Ngƣợc lại, nếu nội dung GDBĐKH trong khoảng 20 phút mà ta chỉ dùng phƣơng pháp đàm thoại thì sẽ không mang lại hứng thú học tập cho HS. Vì vậy, khi thiết kế bài giảng GV phải căn cứ vào thời gian và lƣợng kiến thức để lựa chọn phƣơng pháp tốt nhất.

2.2.1.5. Sự hỗ trợ của nhà trường và địa phương

Đối với giáo dục nói chung và GDBĐKH nói riêng, thì sự hỗ trợ quan tâm của nhà trƣờng và địa phƣơng góp phần quan trọng vào hiệu quả của giáo dục, quyết định đến những hình thức và phƣơng pháp giáo dục. Sự hỗ trợ của nhà trƣờng liên quan đến việc lựa chọn thời gian, phòng học, sự giám sát và chỉ đạo tổ chức các hoạt động dạy học GDBĐKH. Các hoạt động ngoại khóa không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà trƣờng và chính quyền địa phƣơng. Đồng thời, địa phƣơng cũng cần thấy rõ nhà trƣờng là nơi tốt nhất để tuyên truyền chủ trƣơng chính sách phát triển của địa phƣơng đến ngƣời dân.

Địa phƣơng là tiêu điểm để lựa chọn, thiết kế và thực hiện các bài học liên quan đến nhu cầu và các điều kiện sống ở địa phƣơng mà các em HS đƣợc sinh ra và lớn lên. Ngoài ra, trong quá trình dạy học việc sử dụng các nguồn lực và kinh nghiệm của nhân dân địa phƣơng có tác dụng lớn. Ví dụ nhƣ các kinh nghiệm cải tạo đất, kinh nghiệm sử dụng các loại phân bón hay thuốc trừ sâu…GV cũng nên sử dụng những tƣ liệu từ thực tế địa phƣơng để giúp HS đánh giá các hoạt động đó.

Nhà trƣờng và địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc quyết định những phƣơng pháp và hình thức GDBĐKH, hỗ trợ cho sự thành công của mục tiêu GDBĐKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Các hình thức và phƣơng pháp GDBĐKH trong môn Địa lí lớp 10 – Trung học phổ thông Trung học phổ thông

Các phƣơng pháp dạy học là bộ máy đƣợc sử dụng để truyền tải thông tin, kiến thức, kĩ năng tới ngƣời học. Chúng phản ánh sự thay đổi thái độ, hành vi và lối sống vì một tƣơng lai bền vững.

Có rất nhiều phƣơng pháp dạy học có thể sử dụng trong giáo dục phát triển bền vững cũng nhƣ GDBĐKH nhƣ phƣơng pháp giảng giải, thuyết trình, giảng thuật, động não, thảo luận, nghiên cứu tình huống, tìm tòi, điều tra và giải quyết vấn đề, trò chơi, học tập dựa trên dự án, khai thác bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ…

Toàn bộ các phƣơng pháp trên đều tập trung vào hoạt động của ngƣời học theo phƣơng châm của hội thảo về GDMT đƣợc tổ chức tại Tbilisi (1997) là: “GDMT chỉ có thể hoàn thành tốt nhất với sự tham gia của ngƣời học”. Vì vậy, các phƣơng pháp cần thiết để đảm bảo cho sự tham gia tối đa của HS.

Đối với GDBĐKH, phƣơng pháp dạy học dùng lời là không đủ, cần có phƣơng pháp dạy học tác động trực tiếp tới ngƣời học, lôi cuốn ngƣời học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng nhƣ tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu về BĐKH. Vì vậy, trong GDBĐKH cần chú ý việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, hƣớng ngƣời học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với những yêu cầu nhƣ sau:

- Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cƣờng thảo luận, tranh luận.

- Giảm ghi nhớ máy móc, tăng việc học ngoài hiện trƣờng mang tính khảo sát nghiên cứu.

- Giảm trả lời theo sách, tăng tính độc lập tƣ duy, giải quyết vấn đề.

- Vận dụng sáng tạo các hiểu biết, tránh tiếp nhận xuôi chiều theo những kiến thức có sẵn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chú ý kinh nghiện thực tế, khả năng vận dụng. - Tăng cƣờng làm việc tập thể.

- Dạy học theo kiểu nghiên cứu đề tài hay khai thác các tình huống của thực tiễn.

Tuy nhiên, cần quan tâm đến đối tƣợng HS để lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho phù hợp, trƣớc hết do đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của các em khác nhau, tiếp đó do mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục.

Qua nghiên cứu cho thấy, nếu biết cách tổ chức và có phƣơng pháp thích hợp thì nội dung GDBĐKH sẽ có ý nghĩa và đem lại hiệu quả tốt. GDBĐKH không chỉ giới hạn trong bài học mà phải biết kết hợp cả hình thức dạy học nội khóa và ngoại khóa nhằm đem lại hứng thú, niềm tin, thái độ đúng đắn cho HS.

2.2.2.1. Hình thức dạy học nội khóa

Dạy học nội khóa là những hoạt động dạy học đã đƣợc quy định trong kế hoạch giảng dạy và chƣơng trình học. Hình thức dạy học nội khóa có hai hình thức tổ chức: dạy học trong lớp và dạy học ngoài lớp. Đối với chƣơng trình nội dung SGK, cũng nhƣ thời gian học của phổ thông thì chủ yếu là sử dụng hình thức dạy trên lớp. Tuy nhiên, BĐKH là vấn đề liên quan mật thiết tới thực tiễn địa phƣơng, nên dạy học ngoài lớp cũng rất quan trọng, GV phải hƣớng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề thực tiễn của địa phƣơng để liên hệ.

Trong dạy học nội khóa, những phƣơng pháp đƣợc sử dụng hiệu quả để GDBĐKH là:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở

Là phƣơng pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi, HS trả lời dựa vào tái hiện các tri thức đã có bao gồm cả vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân giúp HS đào sâu kiến thức và hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu đƣợc.

Yêu cầu trong việc sử dụng phƣơng pháp này là ngƣời GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi và khéo léo dẫn dắt HS trả lời theo ý đồ của mình nhằm khai thác tốt nội dung bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với dạy học GDBĐKH đƣợc tích hợp trong chƣơng trình Địa lí lớp 10, những vấn đề liên quan trực tiếp đến tài nguyên môi trƣờng, phát triển kinh tế… Vì vậy, đàm thoại gợi mở giúp HS khai thác các kiến thức từ thực tiễn để trả lời câu hỏi của GV, phƣơng pháp này đạt kết quả cao trong giáo dục.

Ví dụ: Trong bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình của bề mặt

Trái đất (tiết 2). Sau khi dạy xong bài có thể hỏi HS:

- Hoạt động của con ngƣời có thể coi là một loại ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất không?

- Dƣới tác động xấu của con ngƣời, thiên nhiên bị biến đổi nhƣ thế nào? Từ kiến thức bài học và hiểu biết của bản thân HS các em sẽ trả lời đƣợc: hoạt động của con ngƣời cũng là một loại ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất. Đặc biệt, dƣới tác động xấu của con ngƣời (nhƣ phá rừng, san núi, lấp sông, xây dựng hồ thủy điện…) sẽ làm thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn (nhƣ đá lở, đất trƣợt, lũ quét, hạn hán…), là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BĐKH toàn cầu.

Ví dụ: Trong bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp.

Sau khi dạy xong bài 32, GV có thể hỏi HS:

- Các chất thải công nghiệp có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến BĐKH?

- Những ngành công nghiệp nào sử dụng nhiều tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao?

Qua hai câu hỏi này GV giúp HS thấy đƣợc các chất thải công nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến BĐKH. Đặc biệt từ khi công nghiệp hóa phát triển, nhân loại sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí thiên nhiên…) thải vào bầu khí quyển một lƣợng lớn khí CO2, CH4, CFCs, N2O, PFC…những khí này đƣợc gọi chung là khí nhà kính, gây nên hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên dẫn tới làm thay đổi khí hậu. Khí CO2 chiếm đến 80% lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BĐKH. Khí CO2 đƣợc sản sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng nhiên liệu xăng, dầu của các phƣơng tiện giao thông. Qua đó HS thấy ngay đƣợc những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.

Từ đó thấy đƣợc chúng ta phải tích cực giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm môi trƣờng, tích cực tìm các nguồn nguyên liệu sạch để thay thế, sử dụng những công nghệ ít tiêu tốn tài nguyên…

- Phương pháp giải thích – minh họa

Phƣơng pháp giải thích – minh họa là một phƣơng pháp tiêu biểu, thông dụng nhất trong việc dạy học lấy HS làm trung tâm, trong đó GV sử dụng lời nói để giải thích các sự kiện, hiện tƣợng địa lí kết hợp với các phƣơng tiện trực quan để minh họa hay chứng minh cho lời giải thích đó. Nó là sự kết hợp của phƣơng pháp giảng giải với phƣơng pháp trực quan.

Với nội dung giáo dục kiến thức BĐKH trong chƣơng trình địa lí lớp 10, phƣơng pháp này đƣợc giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, thích hợp để giải thích các khái niệm riêng lẻ, các hiện tƣợng, vấn đề môi trƣờng ở mức độ khó, phức tạp so với trình độ của HS.

Ví dụ: Trong bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số. Khi dạy mục II, phần

1, ý d: ảnh hƣởng của tình hình gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội. GV có thể giải thích cho HS về sức ép của việc gia tăng dân số quá nhanh đối với môi trƣờng và tài nguyên.

Con ngƣời không thể tồn tại mà không tiêu thụ tài nguyên, dân số càng đông nhu cầu tiêu thụ tài nguyên và các nhu yếu phẩm càng nhiều. Đồng thời, tiêu dùng càng nhiều thì chất thải thải ra môi trƣờng càng lớn. Làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm, dẫn tới BĐKH toàn cầu, thiên tai xảy ngày càng nhiều hơn và con ngƣời đã và đang phải chịu hậu quả ngày càng nhiều của những thiên tai đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Trong bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Khi dạy mục

II, khi dạy đến phần thực trạng của môi trƣờng GV có thể cho HS xem một đoạn vi deo về môi trƣờng và yêu cầu HS cho biết “Những tác động của con ngƣời làm cho môi trƣờng bị thay đổi xấu đi? Hậu quả? Biện pháp?”

Đây là một câu hỏi khó và rộng, HS chỉ trả lời đƣợc một lƣợng kiến thức rất nhỏ, vì vậy GV phải sử dụng phƣơng pháp giải thích – minh họa, kết hợp với tranh ảnh để minh họa hay chứng minh cho lời giải thích đó.

Cụ thể:

- Nhìn chung có nhiều nguyên nhân gây BĐKH, nhƣng nguyên nhân chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính nhƣ sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển ven bờ và đất liền khác. Trong đó 6 loại khí chủ yếu là CO2, CH4,

N2O,HFCs,PFCs,SF6… đƣợc sinh ra do:

+ CO2 sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu khí) hoặc từ các hoạt động công nghiệp nhƣ sản xuất xi măng và cán thép.

+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí dầu tự nhiên và khai thác than.

+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm…

- Hậu quả: BĐKH là nguy cơ lớn làm giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nƣớc, gia tăng các hiện tƣợng cực đoan của thời tiết, phá vỡ tình trạng cân bằng của các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật…

- Biện pháp:

+ Giảm sản xuất điện, tăng cƣờng sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch. + Chặn đứng nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và chồng rừng.

+ Tiết kiệm năng lƣợng để giảm lƣợng khí CO2 thải ra bầu khí quyển. + Ăn uống thông minh, tăng cƣờng rau quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giảm tiêu thụ.

+ Ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất…

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)